Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10648
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Làng sắt thép Dục Tú: Lơ lửng những hiểm hoạ
Sản xuất sắt thép gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh an toàn lao động. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được tuồn ra ngoài thị trường với số lượng lớn, gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng... Đó là một phần “bức tranh” sản xuất sắt thép tại xã Dục Tú (huyện Đông Anh) nhiều năm nay. Điều đáng nói là: sai phạm rõ ràng như vậy nhưng tình trạng này vẫn chưa được các cấp, các ngành kiểm tra, xử lý nghiêm...
 
 
Làng nghề bất hợp pháp
 
Dục Tú là xã mới có ngành nghề sản xuất kinh doanh sắt thép phát triển từ năm 1998 rới nay. Mô hình sản xuất dưới dạng kinh tế hộ, chủ yếu là gia công cơ khí, rút cán sắt, dập đinh, làm lưới B40. Theo thống kê, xã Dục Tú hiện có trên 100 hộ sản xuất kinh doanh sắt thép, trong đó có tới 48 hộ chuyên rút sắt, 24 hộ chuyên đúc sắt và 14 hộ chuyên cán sắt... Tổng số lao động tham gia các công đoạn sản xuất sắt thép tại đây lên tới 2.700 lao động, trong đó lao động địa phương chiếm khoảng 50%, còn lại là lao động ngoại tỉnh, chủ yếu đến từ làng sắt Đa Hội (xã Châu Khê, huyện Từ Sơn, huyện Bắc Ninh), vốn là địa phận giáp ranh với xã Dục Tú. Các ông chủ của làng sắt này hầu hết là người Đa Hội, người của Dục Tú chủ yếu làm thuê.
 
Theo một báo cáo mới đây của Phòng KTKH&PTNT huyện Đông Anh thì, sản xuất sắt thép trên địa bàn xã Dục Tú đã giải quyết cơ bản được công ăn việc làm, tăng thu nhập cho mỗi gia đình và khu vực, cung cấp được một số lượng lớn hàng hoá  vào thị trường trong thời gian qua. Tuy nhiên, quá trình sản xuất cũng bộc lộ nhiều tồn tại. Cụ thể: về chất lượng sản phẩm: các hộ sản xuất sắt thép cho tới nay đều chưa đăng ký chất lượng sản phẩm. Tính bình quân mỗi ngày đưa ra thị trường từ 7-10 tấn sắt. Tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng diễn ra hết sức phức tạp. Nhiều cơ sở sản xuấtlợi dụng nhãn mác của các sản phẩm có uy tín trên thị trường được sản xuất trong nước như Nhà máy gang thép Thái Nguyên hoặc Nhà máy liên doanh với nước ngoài như V-U-C (liên doanh với Đức)...
 
Các sản phẩm trên phần lớn đưa vào công trình xây dựng sẽ gây hậu quả khôn lường. Về phòng chống cháy nổ: chỉ có 7 hộ có giấy phép thoả thuận môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định. Thiết bị sản xuất không rõ nguồn gốc, không qua đăng kiểm của Nhà nước. Nguyên liệu để sản xuất là những phế liệu thu nhặt. Những thiết bị dễ cháy, dễ xảy ra mất an toàn đều không được che chắn và không có phương tiện cứu hộ tại chỗ. Bên cạnh đó, việc sử dụng lao động giữa chủ và người lao động chủ yếu là thoả thuận miệng mà không hề có các thoả thuận bằng văn bản. Việc bảo vệ an toàn lao động không đảm bảo, các trang thiết bị phòng hộ lao động còn sơ sài... Chính vì vậy mà từ năm 2000 đến nay đã có 5 vụ tai nạn xảy ra làm chết 3 người và làm bị thương 7 người.
 
Không chỉ có vậy, tình trạng không đăng ký kinh doanh, trốn thuế và lấn chiếm đất đai, lập nhà xưởng trái phép diễn ra khá phổ biến. Chi cục thuế Đông Anh cho biết, đến nay mới chỉ thu thuế được của 26 hộ đúc trên tổng số 103 hộ, đạt 25%. Riêng các hộ hàn chấm, dập đinh và các hộ sản xuất cơ khí mới chỉ nộp thuế môn bài, còn một số hộ không nộp thuế tháng và thuế môn bài. Tình trạng nợ đọng thuế kéo dài, điển hình là các hộ Trần Văn Đức, Trần Đức Diên, Phạm Thị Lợi, Trần Đức Đông...
 
Từ những tồn tại trên có thể khẳng định, đây là một làng nghề tồn tại bất hợp pháp và cần phải có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
 
Xoá hay không xoá?
 
Tại một cuộc họp mới đây giữa huyện Đông Anh với các ban, ngành thành phố Hà Nội, ông Lê Hùng Vạn-Phó trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công An Thành phố Hà Nội đưa ra những chi tiết khiến hội nghị không khỏi giật mình: do có rất đông lao động là người ngoại tỉnh làm việc tại đây không được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ  nên tình hình trật tự trị an khu vực này rất phức tạp, gây nhiều bức bối. Công an thành phố đã coi Dục Tú là một trong những “điểm nóng” ngoại thành. Hơn nữa, thời gian qua, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố đã khám phá nhiều công trình có sử dụng sắt thép của Đa Hội, của Dục Tú giả tem nhãn TISCO (Gang thép Thái Nguyên), Vinausteel (Thép Việt-úc)... như tại công trình xây dựng Trường Đại học Quốc gia, trụ sở Bộ Thuỷ sản và một số công trình cầu cống, đường xá của huyện Từ Liêm...
 
Ông Vạn nhấn mạnh: “Cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái, không có giấy phép kinh doanh đương nhiên là phạm pháp, cần phải xử lý ngay, thậm chí cương quyết xoá sổ. Sẽ ra sao nếu các công trình cầu cống, nhà ở sụp đổ vì những thanh sắt thép không đảm bảo có nguồn gốc mờ ám của Dục Tú? Đó là còn chưa bàn đến khía cạnh là chỉ có 2 chủ cơ sở là người Dục Tú, còn lại hoàn toàn là người Đa Hội (Bắc Ninh).”
 
Tuy nhiên, xoá hay không xoá lại là vấn đề gây đau đầu với các nhà quản lý và chính quyền huyện Đông Anh và xã Dục Tú trong nhiều năm qua. Không thể phủ nhận, việc phát triển nghề sắt thép ở đây đã tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Cho tới nay, Dục Tú vẫn là một trong số vài xã được coi là mạnh về kinh tế trong tổng số 24 xã, thị trấn của huyện Đông Anh. Cấm thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống hàng ngàn lao động và hàng vạn người nông dân. Nhưng nếu cứ để tình trạng này tái diễn thì sẽ là mối hiểm hoạ khôn lường. Có ý kiến cho rằng, nếu cho phép tồn tại thì chỉ cho phép làm các sản phẩm đơn giản như cửa hoa, cửa sắt và nên gom các hộ này vào một khu vực tập trung.
 
Cũng tại cuộc họp nói trên, các ngành đã đi tới thống nhất sẽ thành lập một đoàn kiểm tra liên ngành làm một cuộc tổng kiểm tra để đánh giá về đời sống dân sinh, kinh tế trong khu vực Dục Tú và về mức độ nguy hại của ngành nghề này để đi tới quyết định để làng nghề này tồn tại hay không cho phép tồn tại nữa. Nhưng, cho tới lúc khâu kiểm tra, xử lý mới chỉ đang nằm trong diện bàn thảo, mỗi ngày vẫn đang có hàng triệu tấn sắt thép kém chất lượng được tuồn ra ngoài thị trường, trở thành những hiểm hoạ khôn lường cho xã hội.
 
Mạnh Huy
Tin bài liên quan
Loading...