Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10521
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
“Lao động Việt Nam trẻ tuổi, năng động và sẵn sàng di chuyển”
“Nhóm thanh niên trẻ tuổi và năng động là nhóm lớn nhất trong số 18 triệu lao động làm công ăn lương tại Việt Nam. Họ sẵn sàng rời quê hương, di cư nội địa để tìm kiếm công ăn việc làm”. Đây là thông tin được đưa ra từ báo cáo tóm tắt mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ngày 21-7.

Theo báo cáo, trong tổng số lao động làm công ăn lương, gần một nửa (47%) là thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 24 và một tỷ lệ lớn những người lao động trẻ (nhiều người trong số họ là thế hệ lao động làm công ăn lương đầu tiên) tìm được việc, đặc biệt trong những ngành xuất khẩu năng động như dệt may và điện tử. Giám đốc ILO Việt Nam Gyorgy Sziraczki cho rằng, đây chính là “một trong những đặc điểm chủ đạo của thị trường lao động Việt Nam hiện tại".

Báo cáo cũng cho biết, lao động di cư trong nước chiếm xấp xỉ 38% lao động làm công ăn lương với tỷ lệ lao động nữ (48%) rời quê hương đi làm việc cao hơn nam giới (32%) và hơn 75% người lao động làm công ăn lương có kinh nghiệm dưới 10 năm ở nơi làm việc hiện tại. Điều này phần nào phản ánh độ tuổi của người lao động còn trẻ và thực tế của thị trường lao động ngày nay.

Ảnh minh họa/anninhthudo.vn.

Về tình trạng hôn nhân, báo cáo của ILO cho biết, cứ 10 lao động làm công ăn lương thì có bảy người đã kết hôn. Thực tế đó cho thấy tầm quan trọng của các chính sách thân thiện với gia đình, bao gồm chế độ nghỉ thai sản và khả năng sắp xếp công việc linh hoạt, nhằm thu hút và duy trì nguồn nhân tài. Nhiều người lao động làm công ăn lương thế hệ đầu tiên, đặc biệt là lao động di cư, bắt đầu sự nghiệp tại khu vực sản xuất xuất khẩu, nhưng sau đó, họ rời khu vực này để tự kinh doanh quy mô nhỏ hoặc trở về làm việc, đóng góp cho công việc kinh doanh của hộ gia đình, hoặc chuyển sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có mối quan hệ lao động không chính thức (không có hợp đồng lao động). “Thực tế này của thị trường lao động cần được tính đến khi xây dựng các chính sách bảo trợ xã hội trong tương lai cũng như khi cải tổ hệ thống pháp luật lao động và quan hệ lao động", Giám đốc ILO Việt Nam cho biết.

ILO dự báo, số lượng lao động làm công ăn lương sẽ đạt mức 25 triệu người, hoặc 44% tổng số lao động vào năm 2025 so với con số 18,2 triệu người hay 35% tổng số việc làm theo Điều tra Lao động Việc làm Việt Nam 2013. Báo cáo cũng chỉ ra, nhiều lao động hưởng lương có trình độ học vấn tương đối thấp. Một nửa trong số họ mới tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc thấp hơn. Trong khi đó, chỉ 18% số lao động làm công ăn lương đã bắt đầu học đại học và cao hơn. “Tuy nhiên, trình độ học vấn không nhất thiết tỷ lệ thuận với trình độ kỹ năng bởi kỹ năng có thể được đào tạo thêm trong quá trình làm việc”, báo cáo viết. Khoảng một nửa lao động làm công ăn lương làm các công việc yêu cầu trình độ kỹ năng trung bình và một phần tư làm các công việc đòi hỏi kỹ năng cao.

Trên phương diện giới, số lao động nữ làm các công việc đòi hỏi kỹ năng cao nhiều hơn so với nam giới (với tỉ lệ 1/3 ở nữ giới so với 1/5 ở nam giới). Tình trạng mất cân bằng giới tính đáng kể cũng tồn tại trong các ngành nghề khác nhau. Trong khi số lượng phụ nữ làm việc ở các ngành như sản xuất hàng may mặc chiếm tỷ lệ áp đảo, nam giới lại tập trung trong các ngành xây dựng, thủy hải sản và nông nghiệp.

"Việc phác họa một bức chân dung toàn diện về người lao động làm công ăn lương mang ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam bởi điều đó sẽ giúp ích cho quá trình hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng, phục vụ tốt nhất cho lực lượng lao động, đáp ứng những nhu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, hỗ trợ việc tái cơ cấu và phát triển toàn diện của đất nước", Giám đốc ILO Việt Nam, Gyorgy Sziraczki nhận xét.
Tin bài liên quan
Loading...