Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10518
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Lộ diện hàng loạt “ông lớn” chây ỳ đóng bảo hiểm
Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH), tính đến hết quý I/2017, tổng số nợ bảo hiểm trên toàn quốc ước đạt 16.366 tỉ đồng, trong đó nợ BHXH là 11.067 tỉ đồng, nợ BHTN là 697 tỉ đồng và nợ BHYT là 4.602 tỉ đồng. Ngày 31.5, BHXH Việt Nam cũng bất ngờ công bố danh sách hàng loạt những “con nợ” BHXH, trong đó có nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Cùng với những khoản nợ khủng và thời gian nợ đọng dài kỷ lục, quyền lợi của hàng chục ngàn lao động đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
 


Có 500 lao động, nhưng nợ… trên 40 tỉ đồng

Đứng đầu danh sách trây ỳ BHXH có thể kể đến Cty Lisemco trực thuộc Lilama (có địa chỉ tại Km6 - Quốc lộ 5 - Hồng Bàng, Hải Phòng). Đây là doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, đóng mới và sửa chữa tàu và tự giới thiệu là tổng thầu cho các công trình lớn như nhà máy nhiệt điện, ximăng, nhà máy thép, lọc dầu... với doanh thu hàng năm trên 1.200 tỉ đồng.
 
Điều đáng nói là trên website của mình, Lisemco đưa ra cam kết với NLĐ khi tuyển dụng là “sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để có thể làm việc lâu dài như: Đóng BHXH, BHYT, BHTN, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và các chế độ ngày tết, lễ theo quy định của Luật Lao động và Cty. Ngoài ra Cty còn tổ chức bữa cơm ăn trưa và ăn nhẹ khi làm thêm giờ”. Nhưng thực tế thì đã 46 tháng, tức là gần 4 năm nay, 572 NLĐ của Lisemco bị Cty “quên” đóng bảo hiểm và số nợ đã lên tới trên 44 tỉ đồng.
 
Cũng thuộc gia đình Lilama, bản “danh sách đen” của BHXH Việt Nam còn có Cty cổ phần Lilama 3 (ở địa chỉ Lô 24 - 25, KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội) cũng đang nợ tới 25,419 tỉ đồng dù chỉ có hơn 200 lao động. Đáng chú ý, trong danh sách có những DN lớn, số lượng NLĐ lên tới hàng ngàn người như Cty cổ phần xe khách Phương Trang (địa chỉ 471 Nguyễn Hữu Thọ, KP1, P.Tân Hưng, Quận 7, TPHCM) nợ bảo hiểm gần 29 tỉ đồng của 2.427 NLĐ của Cty này. Hoặc, Cty TNHH KL Texwell Vina (địa chỉ tại KCN Bàu Xéo, Trảng Bom, Đồng Nai) có 2.422 công nhân nhưng nợ tới 22,512 tỉ đồng bảo hiểm.
 
Thời gian nợ kỷ lục nhưng vẫn khó đòi
 
Không chỉ số tiền nợ khủng mà nhiều Cty có số thời gian nợ đọng cũng khiến người ta giật mình. Như Cty CP 116 - CIENCO 1 (số 521 Nguyễn trãi Thanh Xuân, Hà Nội) có thời gian nợ bảo hiểm lên tới… 109 tháng, tức là khoảng 8 năm. Hay trường hợp Cty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thủy lợi Kiên Giang (địa chỉ tại 1262 Nguyễn Trung Trực - An Bình - TP Rạch Giá - Kiên Giang) có thời gian nợ lên tới 111 tháng.
 
Ông Đào Việt Ánh - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam - bày tỏ lo ngại: “Điều đáng lo ngại nhất là hiện nay là có khoảng 1.400 tỉ đồng nợ BHXH từ các DN đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc chủ bỏ trốn. Số tiền này được theo dõi trên hệ thống sổ sách đã hơn 10 năm. Đây là dạng “nợ treo” hầu như không thể thu hồi và quyền lợi của NLĐ ở các DN này cũng bị “treo” chưa được giải quyết. Đến cuối năm 2015, trong số 1.400 tỉ đồng tiền nợ có 193.661 NLĐ bị ảnh hưởng đến quyền lợi”.
 
Theo con số của BHXH Việt Nam, hiện có có khoảng gần 500 nghìn DN đang hoạt động, tuy nhiên mới có 235 nghìn DN đóng BHXH, đạt khoảng 47%. Còn theo Bộ LĐTBXH, toàn quốc có khoảng 15 triệu NLĐ làm việc thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tuy nhiên mới có 13 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, chiếm khoảng 86%. Mức đóng BHXH bình quân của NLĐ thuộc khối DN ngoài quốc doanh năm 2017 khoảng 12,9 triệu đồng/năm tương ứng mức lương hằng tháng khoảng 3,4 triệu đồng/người/tháng.
 
Để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, ông Ánh chia sẻ: “Trước đây, khi cơ quan BHXH là người khởi kiện đơn vị nợ BHXH để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thì việc khởi kiện thực hiện theo thủ tục vụ án dân sự. Khởi kiện là một trong những biện pháp thu hồi nợ hiệu quả của ngành BHXH. Tuy nhiên, hiện nay việc khởi kiện đòi hỏi phải do CĐ cơ sở khởi kiện hoặc phải có giấy ủy quyền của NLĐ. Đây là một khó khăn khiến việc khởi kiện của tổ chức CĐ chưa phát huy hiệu quả. Ngoài ra ở nhiều nơi, còn có tình trạng CĐ cơ sở không dám đứng ra khởi kiện hoặc ủy quyền cho CĐ cấp trên khởi kiện. NLĐ lại càng không dám ủy quyền cho tổ chức CĐ kiện chủ DN của mình khi bản thân cần có công ăn việc làm. Những nguyên nhân này mang tính hệ thống, là thực tế và không thể thay đổi một sớm một chiều.
 
Trong khi đó, Bộ luật Hình sự năm 2015, Điều 216 quy định về tội trốn đóng BHXH cho NLĐ, người vi phạm có thể bị phạt tiền đến 3 tỉ đồng, phạt tù tới 7 năm. Tuy nhiên, Bộ luật chưa được thi hành nên chưa tạo được sự “răn đe” hiệu quả đối với nhiều chủ sử dụng lao động đang trốn đóng, nợ đọng BHXH. Vì vậy, BHXH Việt Nam kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, TAND Tối cao nên có những điều chỉnh về chính sách, quy định của pháp luật sao cho hài hòa để có thể bảo vệ lợi ích của NLĐ, lợi ích của Nhà nước một cách hiệu quả nhất”. 
 
DANH SÁCH 10 DOANH NGHIỆP, ĐƠN VỊ NỢ BẢO HIỂM “KHỦNG”, TÍNH HẾT THÁNG 3.2017
 
1- Cty Cổ phần Lisemco: 44,617 tỉ đồng
 
2- Cty CP Xe Khách Phương Trang Futabuslines: 28,747 tỉ đồng
 
3- Cty Cổ phần LILAMA 3: 25,419 tỉ đồng
 
4- Cty Komega Sports (Việt Nam): 23,024 tỉ đồng
 
5- Cty TNHH KL Texwell Vina: 22,512 tỉ đồng
 
6- Cty Cổ phần Vietbo: 19,980 tỉ đồng
 
7- Cty TNHH May mặc XK VIT Garment: 19,093 tỉ đồng
 
8- Chi nhánh Cty CP ôtô Xuân Kiên VINAXUKI: 18,949 tỉ đồng
 
9- Chi Nhánh Cty Cổ phần Tập Đoàn Mai Linh tại Nha Trang: 18,081 tỉ đồng
 
10- Cty cổ phần xây dựng 47: 15,720 tỉ đồng.
Tin bài liên quan
Loading...