Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10699
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Lợi nhuận của ngành than đang giảm mạnh
* 6 tháng đầu năm, lương thợ lò tăng 10% so cùng kỳ năm ngoái.
 
Ngày 10.7, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN (TKV) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014. Theo ông Lê Minh Chuẩn - Chủ tịch HĐTV TKV: Dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng với những biện pháp chỉ đạo quyết liệt, sự chung sức đồng lòng của các đơn vị thành viên, 6 tháng đầu năm, TKV đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu đề ra, ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động ngành than.
 

Khó khăn vượt qua
 
Theo Phó TGĐ TKV Nguyễn Văn Biên: Bước sang năm 2014, TKV vẫn tiếp tục gặp khó khăn do thị trường XK than bị thu hẹp. Giá than XK ở mức thấp do sự cạnh tranh quyết liệt về giá. Hiện thị trường XK chủ yếu của TKV là Nhật Bản và Hàn Quốc, song giá XK sang Nhật cũng chỉ tương đương giá thành, không có lãi do đối tác truyền thống này thay đổi công nghệ đòi hỏi các loại than cục chất lượng cao, nhưng giá lại cạnh tranh. Ông Lê Minh Chuẩn cho biết: "Cách đây 2 năm than cục rất hiếm không có để bán, nhưng 2 năm trở lại đây, các nhà đầu tư chuyển đổi công nghệ nên không sử dụng loại than này. TKV đã phải 3 lần giảm giá để tiêu thụ nhưng thị trường cũng không có nhu cầu". Hiện các loại than cục đang tồn nhiều ở Cty than Nam Mẫu, Cty Đèo Nai,... Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường dễ tính, trước đây "ăn" than của VN thì nay giá XK quá hạ khiến VN càng xuất sang càng lỗ nên buộc phải đóng cửa thị trường này. Hiện lượng than tồn kho trong nước vẫn ở mức cao, 7,6 triệu tấn, trong đó, than sạch là 5,4 triệu tấn, than nhập khẩu và bán thành phẩm tồn 2,1 triệu tấn. Sức mua giảm cả ở thị trường trong và ngoài nước khiến tình hình tài chính của TKV gặp nhiều khó khăn.
 
Tuy nhiên, kết thúc 6 tháng đầu năm, nhờ tập trung chỉ đạo các đơn vị bám sát kế hoạch, tranh thủ thời tiết thuận lợi tập trung cao độ đẩy mạnh sản xuất, mà toàn tập đoàn đã đảm bảo hoàn thành toàn diện nhiều chỉ tiêu cơ bản. Cụ thể: Trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành khai thác được 19,6 triệu tấn than nguyên khai, đạt 52% KH năm, trong đó, than tiêu thụ đạt 18,95 triệu tấn, bằng 54,1% KH; xuất khẩu than đạt 3,9 triệu tấn, tiêu thụ trong nước đạt 15,02 triệu tấn, than cho sản xuất điện đạt 9,22 triệu tấn, bằng 60% KH...
 
Than cho điện sẽ tăng cao
 
Theo TKV, do điều kiện khai thác mỏ ngày càng xuống sâu, đi xa hơn, nguy cơ về bục nước, khí, cháy, đổ lò cao hơn, cung độ vận chuyển tăng, hệ số đất tăng, các chi phí cho an toàn bảo hộ lao động tăng... sẽ khiến giá thành sản xuất than tiếp tục tăng. Sức hút lao động của ngành mỏ vì vậy ngày càng thấp hơn so với các ngành khác, hiện tuyển dụng lao động ngành than, nhất là thợ lò ngày càng khó khăn, đòi hỏi phải có đãi ngộ thoả đáng. Một mặt, TKV phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chi phí, giá thành của các đơn vị, chỉ đạo đơn vị kiên quyết tiết giảm chi phí, siết chặt quản lý các chỉ tiêu kỹ thuật- công nghệ, nâng cao phẩm cấp than. Mặc khác, tập đoàn phải đảm bảo cân đối tài chính và tăng lương cho thợ lò từ 5-10% trong điều kiện các khoản nộp ngân sách tăng cao. “Cùng với đó, ngành than hiện phải đóng nhiều khoản thuế và phí đối với tài nguyên than, như thuế tài nguyên điều chỉnh từ 1.2.2014, tiền cấp quyền khai thác và phí đối với sản xuất than rất cao trong điều kiện khai thác than ngày càng khó khăn làm cho giá thành than tăng cao. Vì vậy, lợi nhuận của ngành than đang giảm mạnh” – ông Nguyễn Văn Biên chia sẻ. Đặc biệt tới đây (từ năm 2015) nhu cầu than cho nhiệt điện rất lớn.
 
Mới đây theo đề xuất của Bộ Công Thương, đối với các nhà máy sử dụng nguồn than trong nước thì so với năng lực cung ứng của TKV tại thời điểm hiện tại sẽ khó cân đối đủ. Theo tính toán, TKV sẽ phải bổ sung khoảng 20 triệu tấn than sạch cho 4 nhà máy nhiệt điện, tương đương với công suất 4.000MW. Điều này là khó khả thi. Vì vậy, để chủ động nguồn than cho phát điện, TKV đề nghị BCT xem xét, cân đối lại biểu đồ cung cấp than trên cơ sở ưu tiên cung cấp than trong nước cho các nhà máy hiện có và nhà máy đang xây dựng tại miền Bắc. Yêu cầu các chủ đầu tư nhà máy điện chủ động nguồn than nhập khẩu để chủ động sản xuất. Ngoài ra, TKV đề nghị Chính phủ xem xét cho tập đoàn này được vay vốn từ nguồn tín dụng đầu tư, phát triển của Nhà nước, một phần vốn ODA, vốn trái phiếu CP để đầu tư phát triển theo quy hoạch; bảo lãnh vay vốn nước ngoài cho TKV do hiện tập đoàn không có đủ vốn đối ứng (từ 20-30%) để thực hiện vay đầu tư các mỏ mới.
Tin bài liên quan
Loading...