Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10551
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Luật An toàn vệ sinh lao động mục tiêu là phòng ngừa tai nạn
Thực tế cho thấy, còn nhiều bất cập trong việc triển khai công tác An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và nguy cơ xảy ra mất ATLĐ vẫn cao.
 
Các vụ tai nạn LĐ do ngã cao, vật liệu rơi, đè, đổ, thiếu thiết bị an toàn ở vị trí nguy hiểm, thiếu cảnh giới…tiếp tục tái diễn. Việc thanh, kiểm tra công tác BHLĐ của các cơ quan chức năng còn ít, chế tài xử phạt nhẹ dẫn đến chưa phát hiện hết nguy cơ xảy ra TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và chưa đủ sức răn đe. Theo CĐ Xây dựng VN, năm 2012, ngành xây dựng đã xảy ra 112 vụ tai nạn LĐ,  trong đó 14 vụ tai nạn nặng, 6 vụ tai nạn chết người làm 7 người chết. Nguyên nhân chủ yếu các vụ tai nạn phần lớn do ngã cao.
 
 
Để đảm bảo ATVSLĐ trên công trường xây dựng nhằm giảm thiểu tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp, trước hết là việc chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về ATVSLĐ. Trong công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật về BHLĐ cho NLĐ và người sử dụng LĐ tại các công trường xây dựng.
 
Vấn đề vệ sinh môi trường, ngăn nắp sạch sẽ tại nơi làm việc và nơi ăn, ở, hoàn thiện các công trình công cộng tạm thời, các thiết bị BHLĐ và phương tiện làm việc cá nhân…phải được coi là nét đẹp văn hóa của CNLĐ ngành xây dựng. Đồng thời, cần chuyên môn hóa công nhân xây dựng; những người làm thuê, khoán theo thời vụ không được phép bố trí làm công việc chính tại vị trí trên cao, cheo leo, nguy hiểm hoặc trong công trình ngầm, đường hầm…
 
Rõ ràng, công tác ATVSLĐ đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề phòng ngừa tai nạn LĐ và bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện LĐ, đảm bảo sức khỏe cho NLĐ. Vì vậy, đề nghị Nhà nước khi xây dựng Luật ATVSLĐ cần hướng tới mục tiêu phòng ngừa tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp và có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm quy định về BHLĐ.
Tin bài liên quan
Loading...