Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10563
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Mạng lưới thú y cơ sở: Yếu năng lực, thiếu cơ sở vật chất
Một ngày Hà Nội sử dụng hàng trăm tấn thịt gia súc, gia cầm, trong đó 40% khối lượng này phải nhập từ các địa phương bạn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô. 
 
Do đó, công tác kiểm soát dịch bệnh và an toàn thực phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng. Nói như vậy để thấy trách nhiệm của mạng lưới thú y cơ sở là rất nặng nề nhưng hiện nay mạng lưới này đang còn hạn chế về trình độ năng lực quản lý cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật…
 
Cơ quan chức năng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu vực phường Thành Công, quận Ba Đình. Ảnh: Văn Chiến
 
Theo Chi cục Thú y Hà Nội, Hà Nội là đầu mối giao thông của cả nước, địa bàn rộng, phức tạp (bao gồm cả miền núi, đồi gò và đồng bằng), chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm 60% và chủ yếu gần khu dân cư, trong khi nhận thức của người chăn nuôi còn hạn chế. Khi có dịch bệnh xảy ra, vẫn còn tình trạng không khai báo với chính quyền địa phương gây khó khăn trong công tác quản lý, giám sát dịch bệnh. Toàn thành phố có trên 3.000 điểm giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nên khó khăn trong kiểm soát. Vì vậy, việc cải thiện điều kiện thú y và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thú y là hết sức cần thiết, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thú y cấp xã, giúp cho UBND xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng quản lý về công tác chăn nuôi thú y tại cơ sở theo quy định của Pháp lệnh Thú y. 
 
Hiện nay, toàn thành phố có 530/584 trưởng ban thú y và 2.442 thú y viên, thiếu 54 trưởng ban thú y ở các xã, phường, thị trấn. Mặc dù, các trưởng ban thú y đã thành thạo với các kỹ thuật lấy mẫu, điều tra ổ dịch, thực hiện đúng chế độ báo cáo, đủ nội dung theo yêu cầu; 100% cán bộ thú y đã được chế độ phụ cấp, được trang bị các loại phương tiện vật tư phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh nhưng chất lượng cán bộ thú y còn chưa đồng đều và hạn chế. Số trưởng ban thú y xã, thị trấn có trình độ đại học mới chiếm trên 16%; cao đẳng trên 22%; trung cấp gần 60%; vẫn còn 2,6% có trình độ sơ cấp hoặc chuyên môn y tế, không qua đào tạo về chăn nuôi thú y nên hoạt động hạn chế. Đối với thú y thôn bản vẫn còn khoảng 6,7% không có chuyên môn sơ cấp hoặc là cán bộ y tế tham gia. Không những thế, tuổi đời bình quân của đội ngũ cán bộ thú y cơ sở còn cao, một số huyện còn sử dụng người hết tuổi lao động tham gia hoạt động trong hệ thống này. Một số nơi chưa xác định rõ vai trò, vị trí công tác của nhân viên kỹ thuật nông nghiệp cơ sở. Có nơi còn coi công việc thú y là việc làm thêm, dễ làm, khó bỏ. Chất lượng ban thú y chưa đồng đều nên tỷ lệ, kỹ thuật tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm giữa các xã trong cùng một huyện chưa đồng đều, có xã tỷ lệ tiêm đạt 100% diện tiêm, tỷ lệ bảo hộ trên 70% theo quy định, nhưng một số xã tỷ lệ tiêm chỉ đạt dưới 50%; tỷ lệ bảo hộ thấp. Trình độ năng lực còn yếu, nhất là năng lực tham mưu, quản lý nhà nước về công tác chăn nuôi thú y, an toàn thực phẩm. Về cơ sở vật chất, các ban thú y không được trang bị phương tiện vật tư phục vụ hoạt động chuyên môn như: Tủ lạnh, máy phun động cơ, bảo hộ lao động, hộp xốp…
 
Để từng bước củng cố mạng lưới thú y cơ sở cần cải thiện điều kiện hoạt động và nâng cao năng lực cho cán bộ thú y cấp xã. Theo đó, trưởng ban thú y xã, thị trấn, cán bộ thú y phường phải có trình độ từ cao đẳng chăn nuôi thú y, thủy sản trở lên. Trước mắt, từ nay đến hết năm 2015 cần cho phép tuyển dụng cán bộ từ trung cấp trở lên. Nhân viên ban thú y phải có trình độ sơ cấp chăn nuôi, thú y, thủy sản do các trường chuyên ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản hoặc chi cục thú y tổ chức đào tạo. Ngoài ra, cũng cần tăng cường việc đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thú y cơ sở về chuyên môn và trình độ quản lý nhà nước để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất, đặc biệt là việc lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán bệnh kịp thời. Từng bước trang bị các phương tiện, vật tư để phục vụ hoạt động chuyên môn, đặc biệt các phương tiện phục vụ công tác phòng, chống dịch tại các huyện có chăn nuôi để kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quận nội thành.
Tin bài liên quan
Loading...