Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10524
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Máy đập lúa an toàn cho người vận hành
Sản phẩm mới này của Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động giúp tránh được các tai nạn vẫn thường xảy ra khi vận hành máy đập lúa như mất tay, mù mắt... Nó còn có nhiều cải tiến khác, và giá thành không cao hơn bao nhiêu so với các loại máy thông dụng.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, phòng Kỹ thuật an toàn Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động cho biết, hằng năm vào mùa lúa chín, có rất nhiều tai nạn thương tâm xảy ra mà thủ phạm chính là các máy đập lúa. Trong đó, tổn thương thường gặp nhất là ở mắt do hạt thóc bắn vào (chiếm 62%) và ở bàn tay (20%). Hầu như mùa gặt nào cũng có những người bị dập nát bàn tay, cánh tay hoặc mất hẳn bộ phận này do bị kéo vào trục cuốn của máy.

Từ thực trạng đó, Viện Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động đã nghiên cứu chế tạo loại máy đập lúa an toàn. Theo ông Tuấn, cải tiến quan trọng nhất của máy chính là sự có mặt của cánh tay cấp lúa. Với các loại máy thông dụng hiện nay, người ta phải dùng tay đẩy lúa vào đập nên rất dễ chạm vào trục cuốn. Tay họ sẽ bị máy kéo luôn vào và làm dập nát. Việc lắp thêm bộ phận kể trên sẽ loại trừ sự tiếp xúc này.

Tấm chắn lắp ở cửa đưa lúa vào tuy chỉ là một thay đổi rất nhỏ nhưng sẽ làm giảm phần lớn số ca tai nạn. Các hạt thóc bị tách khỏi bông lúa, thay vì văng ra với tốc độ kinh hồn và cắm vào mắt người lao động, thì sẽ chỉ đập vào tấm chắn và rơi xuống. Bộ phận này cũng giúp giảm tai nạn cho trẻ em. "Khi đẩy máy từ nhà này sang nhà khác, người ta thường không tắt máy vì khoảng cách rất gần. Bọn trẻ nghịch ngợm thường chạy theo và rất có thể thò tay vào ô cấp lúa, và vì chúng rất đông nên người lớn không thể kiểm soát xuể. Vì vậy, chúng tôi nghĩ đến việc thiết kế một tấm chắn để hạ xuống, che kín ô cấp lúa để di chuyển trong lúc máy vẫn chạy" - ông Tuấn nói.

Ngoài ra, máy đập lúa an toàn của Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động còn có thêm phanh sau. Với những máy chỉ có phanh trước, khi lên xuống dốc, chỉ cần tay phanh ngoặt sang một bên là có thể lật xe, đè lên người. Khi có thêm phanh sau, người đẩy máy chỉ cần nhẹ tay kéo cần là máy sẽ dừng lại. Ở phía sau máy còn có thêm lồng bao phủ bộ phận chuyển động để ngăn dây cua-roa bắn vào mắt người khi bị đứt, đồng thời tránh trường hợp thò tay vào bộ phận này và bị cuốn. Cạnh đó có một ống xả giúp giảm cường độ âm thanh xuống (tối đa là 85 dBA, mức giới hạn cho phép).

Phía trước máy, ở cửa ra ruông (hạt lép, rơm vụn...) có bộ phận che để ruông không bắn vào mắt người khi dắt máy đi. Cạnh đó là cửa ra rơm có bộ phận điều chỉnh độ cao để rơm rơi đúng vào vị trí mong muốn. Cửa này cũng có tấm chắn để hạn chế bụi.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, giá mỗi chiếc máy đập lúa an toàn là 12 triệu đồng, chỉ cao hơn khoảng 500.000 đồng so với các loại máy thông dụng.

Liên hệ: Viện Nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động, số 216 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT: 04 5540493.
Theo VNE
Tin bài liên quan
Loading...