Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10736
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
"Moi gan Sơn thần" để mưu sinh
Bên cạnh lối khai thác đá theo kiểu công nghiệp vẫn còn nhiều nơi khai thác đá với những kiểu hết sức thủ công: leo trèo trên cao không dây bảo hiểm, khoan đá, nổ mìn, đập đá, bốc đá bằng tay, bất chấp nguy hiểm luôn rình rập. Đó chính là câu chuyện của hàng chục người dân khai thác đá tự do trên địa bàn xóm Nhòn, Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
 
Bên cạnh lối khai thác đá theo kiểu công nghiệp vẫn còn nhiều nơi khai thác đá với những kiểu hết sức thủ công: leo trèo trên cao không dây bảo hiểm, khoan đá, nổ mìn, đập đá, bốc đá bằng tay, bất chấp nguy hiểm luôn rình rập. Đó chính là câu chuyện của hàng chục người dân khai thác đá tự do trên địa bàn xóm Nhòn, Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
 
 


Người khai thác đá ở núi Côi

Phần lớn trong số họ là những người nông dân chất phác. Họ không vốn, không kỹ thuật, không thiết bị, không có bảo hộ, và tất nhiên cũng không có con đường mưu sinh nào khác, phải hằng ngày “moi gan Sơn thần” để có thêm mấy chục đồng trên ngày trang trải cuộc sống.
 
Họ thường làm việc ở những bãi đá tự phát trong chân núi Côi. Dẫu biết là khó khăn là nguy hiểm nhưng cuộc sống khó khăn, bất đắc dĩ họ đành ôm cây búa, vác cây beng đi nổ mìn, phá đá sống qua ngày và cũng là để trang trải những mối lo cơm áo gạo tiền.
 
Dụng cụ trong tay họ chỉ là những thiết bị vô cùng thô sơ. Không đồ bảo hộ, không dây bao hiểm, chỉ có vài cái beng, búa tạ và và cái beng con và những máy khoan hiệu bán công nghiệp, và vài bộ quần áo rách.  
 
Ban đầu họ khai thác đá ở những độ cao nhất định. Tuy nhiên, mưa gió phụ lòng người. Đất đá vụn phía trên lấp đi những vỉa đá dưới chân núi. Vì thế, càng ngày họ càng phải leo cao hơn nữa.
 
Leo cao hơn đồng nghĩa với việc sẽ nguy hiểm. Biết vậy, nhưng họ chỉ biết chậc lưỡi: “thôi kệ”. Mong sao kiếm đủ mấy chục bạc một ngày để có thể nuôi con ăn học, trang trải ít nợ nần.
 
Anh Bùi Văn Hanh cho hay: “Nếu như trước kia chỉ cần khai thác những vỉa đá dưới chân núi thì cũng có thể kiếm một ngày mấy chục nghìn cũng đủ mua cân muối, miếng rau cải thiện bữa”. Nhưng khai thác mãi ở dưới chân cũng hết nên phải trèo cao hơn nữa để nuôi vợ con chứ”. Cứ như vậy, ngày lại qua ngày họ lại bắt đầu những guồng quay đầy nguy hiểm, luôn rình rập với cái chết bất kỳ lúc nào.
 
"Moi gan sơn thần" đâu phải dễ
 
Thân hình gầy gò ốm yếu, nhà lại đông con, túng quẫn không có gì làm anh Dương Văn Huân cũng theo anh em trong làng để đi khai thác đá. Hằng ngày vẫn phải nâng búa tạ giã vào những khối đá to gấp rưỡi mình. Đá vỡ, anh cười nhưng bàn tay đã run run vì kiệt sức lúc nào không hay.
 
Hơn một tiếng đồng hồ trôi qua, dưới cái nắng gay gắt, thỉnh thoảng là những cơn gió lào nồng nực, cho dù là người có sức khỏe như thế nào cũng đành dừng phải búa.
 
Sau vài tiếng buổi sáng, cuối cùng họ cũng kiếm được vài khối đá. Mỗi khối đá trên thị trường giờ rơi vào khoảng 100 nghìnm đồng/ khối đá. Có khi may mắn, gặp người cần làm móng nhà thì các anh còn kịp bán vội cho mấy thương lái. Còn không thì các anh cũng ngậm ngùi nhìn đá mà chẳng có ai mua.
 
Tâm sự với những người thợ mỏ, anh Dương Văn Tự cho hay: “Cũng chẳng ai muốn làm cái nghề nguy hiểm, cái chết luôn rình rập như thế này đâu. Nhưng với vài ba sào lúa chiêm trũng quanh năm thất bát, thất học từ nhỏ,  đi làm đâu không ai nhận vì thế mà tôi với nhiều trai làng đi làm đá”.
 
Đó không chỉ là câu chuyện của Tự, mà đó còn là những câu chuyện của hàng chục người thợ khác.
 
Mỏ đá tự phát và những mối nguy hiểm tiềm ẩn
 
Dù là bát cơm manh áo nhưng ngay cả những người thợ mỏ quen nghề cũng không thể phủ nhận những mối nguy hiểm mà những mỏ đá này. Không có đồ bảo hộ lao động, luôn thi công ở những độ cao nhất định mà không hề có dây bảo hiểm, thuốc nổ không thể quản lý, và trình độ nghiệp vụ hạn chế luôn là những con dao sẵn  sàng cướp đi sinh mạng của bất kỳ phu đá nào ở đây.
 
 


Anh Dương Văn Tự: “Đi làm không ai nhận vì thế mà tôi với nhiều trai làng đi làm đá".

Mặc dù tình trạng khai thác đá một cách tự phát diễn ra đã lâu và công khai. Tuy nhiên, khi trao đổi với chính quyền địa phương, ông Dương Văn Biên phó chủ tịch UBND xã Lạc Thịnh một mực khẳng định địa phương không hề có tình trạng khai thác đá.
 
Ông nói: “việc khai thác đá tự do là chuyện của 7-8 về trước. Hiện nay toàn xã không còn tình trạng khai thác đá tràn lan nữa”. Tuy nhiên theo như ghi nhận của phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam thì vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng tự phát của người dân. Ngày qua ngày, họ vẫn tiếp tục vờn Sơn thần. Đánh cược chính mạng sống của mình với mưu sinh.
 
Đồi núi bao la, và hết mực hào phóng nhưng cũng đầy nguy hiểm. Những con người nghèo luôn có cách để tồn tại. Thế nhưng xem ra họ quá nhỏ bé so với những dãy núi mà hằng ngày họ nương nhờ.
 
P.V.
Tin bài liên quan
Loading...