Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10622
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Môi trường có sạch khi phí vệ sinh tăng?
Sở Xây dựng Hà Nội đang soạn thảo đề án sửa đổi, bổ sung phí vệ sinh môi trường (VSMT) trên địa bàn thành phố. Mức phí dự kiến tăng từ 3.000 đồng/ người/tháng lên 5.000 đồng/người/tháng. Có lẽ, ít có dịch vụ nào đáng được tăng phí như phí VSMT vào thời điểm hiện tại.
 
Mức phí 3.000 đồng/ người/tháng được áp dụng tại nội thành từ năm 2007 đến nay; khu vực thị trấn, thị xã ngoại thành chỉ bằng một nửa, 1.500 đồng/người/tháng. Với một hộ bình quân có 4 nhân khẩu, mức chi cho VSMT chỉ là 12.000 đồng/tháng. Nếu phương án tăng lên 5.000 đồng/người/tháng được chấp thuận, bình quân mỗi hộ chi 20.000 đồng/tháng cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày. 
 
 
Tăng phí dịch vụ, người dân hy vọng chất lượng dịch vụ môi trường đô thị sẽ tốt hơn. Ảnh: Khánh Nguyên
 
Được ban hành năm 2007, mức phí 3.000 đồng áp dụng đến nay là 6 năm. Qua 6 năm, các chi phí liên quan đến công tác VSMT, giá tiêu dùng đã tăng đáng kể. Lương tối thiểu trả cho người lao động thời điểm năm 2007 là 450.000 đồng/người/tháng đến ngày 1-1-2013 là 2.350.000 đồng/tháng, tăng 5,2 lần. Giá nhiên liệu cho vận chuyển rác thải từ 8.815 đồng/lít tăng lên hơn 23.000 đồng/lít, gấp 2,6 lần. Trang phục bảo hộ lao động, phương tiện, dụng cụ lao động tăng từ 2,3 lần đến 6 lần... Do chi phí sản xuất tăng, yêu cầu dịch vụ VSMT ngày càng cao nhưng mức phí thu không thay đổi nên tỷ trọng chi ngân sách của thành phố cho công tác này ngày càng lớn. Riêng Công ty Môi trường đô thị Hà Nội, số phí vệ sinh thu được tăng từ 23,6 tỷ đồng năm 2007 lên 39,5 tỷ đồng năm 2012 (do địa bàn mở rộng, số dân cư tăng) nhưng tỷ lệ thu/chi từ phí thu được giảm từ 14% năm 2007 xuống còn 7,6% năm 2012. Đồng nghĩa với việc chi ngân sách cho VSMT tăng từ 163 tỷ đồng năm 2007 lên 515 tỷ đồng năm 2012. 
 
Cơ chế hiện nay là giao cho các đơn vị duy trì VSMT tự thu để chi cho duy trì vệ sinh ngõ, xóm trên địa bàn được giao. Những đơn vị xã hội hóa, nguồn thu phí được đưa vào chỉ tiêu quyết định đặt hàng hằng năm, các đơn vị được đặt hàng cũng phải tự cân đối thu chi nên hiện tất cả đơn vị VSMT đều gặp nhiều khó khăn. Từ đó dẫn đến tình trạng tự thỏa thuận với người dân để thu mức cao hơn quy định, hoặc thu không đủ chi nên rác thải không được thu gom, hình thành bãi rác tự phát, đổ xuống cả mương, sông thoát nước, rồi thành phố lại phải cấp kinh phí thu dọn. Theo tổng hợp của Sở Xây dựng Hà Nội, nếu năm 2009 Công ty Môi trường đô thị Hà Nội phải tự cân đối 5,1 tỷ đồng, thì đến năm 2011 tự cân đối tới 14,4 tỷ đồng và năm 2012 tăng vọt lên 44,7 tỷ đồng do chi phí đầu vào tăng. Công ty CP Thăng Long, một đơn vị xã hội hóa, phải tự cân đối mỗi năm từ 10 đến 18 tỷ đồng. Kinh phí thiếu thường được bù từ nguồn kinh doanh dịch vụ khác của đơn vị, do ngoài việc nhận đặt hàng cung ứng dịch vụ cho thành phố, các đơn vị còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị khác với mục tiêu bảo đảm Thủ đô luôn xanh-sạch-đẹp. 
 
Trao đổi với PV, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, theo dự thảo, mức phí dịch vụ VSMT dự kiến là 5.000 đồng/người/tháng với khu vực nội thành và 3.000 đồng/ người/tháng ở thị xã, thị trấn ngoại thành. Các hộ kinh doanh (khách sạn, nhà hàng, vật liệu…) có lượng rác thải dưới 1m3 mức phí là 200.000 đồng/hộ/tháng; hộ kinh doanh ăn uống, giải khát lượng rác dưới 1m3 là 150.000 đồng/hộ/tháng; trường học, khu nội trú, trụ sở làm việc mức thu 200.000 đồng/ tháng… Qua khảo sát, các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng đều đang áp dụng mức thu theo hộ, cao nhất 20.000 đồng/hộ/tháng, tương ứng là 5.000 đồng/người/tháng với bình quân mỗi hộ 4 nhân khẩu. 
 
VSMT là dịch vụ thiết yếu của mỗi đô thị. Mức tăng như dự thảo đề xuất có thể thấy không quá tác động đến đời sống của mỗi gia đình, mặc dù bối cảnh chung hiện còn nhiều khó khăn. Và có lẽ, trong các dịch vụ đô thị, đây là loại phí đáng được tăng do tính chất đặc thù công việc, do môi trường lao động, do sự quan trọng của nó và hơn hết chính những người công nhân VSMT đáng được hưởng một sự đầu tư thỏa đáng. Tuy nhiên, cùng với việc tăng phí dịch vụ, dư luận cũng đòi hỏi chất lượng dịch vụ môi trường đô thị ngày càng tốt hơn.
Tin bài liên quan
Loading...