Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10719
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Ngàn lẻ một cách tăng thu - giảm chi
“Góc khuất” công nghệ Trung Quốc
 
Đi cùng đoàn khảo sát công nghệ sản xuất vật liệu không nung từ đá marble và đá thạch anh (còn gọi là tấm thạch anh nhân tạo) của một DN Việt Nam tới TP Phật Sơn (Forshan), thuộc tỉnh Quảng Đông, chúng tôi may mắn được mục sở thị nghìn lẻ một cách thức “tăng thu - giảm chi” cho một sản phẩm mà khi đưa đến thị trường Việt Nam có giá bán lên đến 1,5 - 2 triệu đ/m2. Trong khi đó, giá bán công bố tại nhà máy do họ xướng lên chỉ tương đương 400 - 500 nghìn đ/m2 (dĩ nhiên chưa bao gồm thuế và cước vận chuyển).
 
 
 
Trong vai một đoàn thương nhân đi tìm kiếm mẫu mã mới cho một dòng sản phẩm đá ốp lát dự kiến sẽ rất thịnh hành ở Việt Nam, không mấy dễ dàng chúng tôi mới chiếm được lòng tin của đối tác cho phép thăm quan nhà xưởng sản xuất. Điều này vốn người Trung Quốc rất kỵ vì tình trạng sao chép mẫu mã ở chính “Thủ đô gạch đá của thế giới” diễn ra nhanh như chảo chớp, nên chúng tôi coi đấy là cơ hội một phần ngàn lần may mắn. Bất ngờ ngoài sức tưởng tượng, cái thứ đá óng ả với hàng chục mẫu mã vân hoa bắt mắt ấy lại ra đời từ một xưởng sản xuất luộm thuộm và sơ sài đến khó tả. Những phiến đá thành phẩm dài đến 3m, rộng 1,5m, dày 3cm, được vận chuyển theo kiểu… hàng xách tay, bởi 2 chàng thanh niên đi dép lê, không trang bị bất cứ quần áo mũ mã găng tay bảo hộ lao động nào hết. Đánh độc chiếc quần đùi, thắt thêm mảnh áo mưa quanh cạp quần để chống ướt do dây nước từ máy mài đá bám trên bề mặt sản phẩm. Nguyên liệu bày la liệt trong kho, bụi mù, hóa chất bốc lên rất khó chịu. Không có hệ thống băng chuyền, rất hiếm xe xúc hàng… Có vẻ như khâu nào “thủ công hóa” được là họ sẽ tiết giảm ngay? Thực tế không hẳn như vậy, vì trong nhà máy lúc ấy cũng không hề nhiều người làm việc! Chỗ nào, khâu nào cần máy móc thiết bị thì họ mới dùng, nhưng đó lại là những thiết bị mà hiện nay hầu hết các DN sản xuất đá của ta đều chưa có, với những hệ máy cắt đá ngọt như xé nước, hệ thống máy mài kết cấu đơn giản, giá thành thấp mà hiệu quả lại cao. Những ngày còn lại ở Phật Sơn, chúng tôi còn thấy tận mắt những nhà máy mà nước thải chảy lộ thiên vô tư trên mặt đất, ngay cạnh nhà xưởng, dòng nước đặc quánh màu xi măng đen lẫn với bọt sủi sực mùi nhựa, mùi hóa chất hắc tận óc… Công thức chung vẫn là, khâu nào đơn giản thì cứ dùng tay chứ không dùng máy.
 
Và nỗi niềm doanh nhân Việt
 
Thực ra câu chuyện cạnh tranh giữa gạch đá ốp lát sản xuất tại Việt Nam và hàng Trung Quốc trên chính đất diễn của chúng ta từ nhiều năm nay lúc nào cũng nóng rẫy, không nóng vì giá cả cũng nóng rẫy vì mẫu mã. Về phía các DN Việt Nam, rất nhiều nỗ lực đã được thực thi, từ cải tiến kỹ thuật, chuẩn hóa quy trình công nghệ sản xuất, tiết giảm mọi chi phí, đa dạng hóa mẫu mã… Nhưng có vẻ như các cố gắng đó đều chưa thể ngang sức với cái gọi là “vũ khí cạnh tranh” bí mật mang sắc màu của hàng Trung Quốc. Chỉ tại Phật Sơn này, chúng tôi mới hiểu vì sao lại thế.
 
“Không thể vì lý do kinh tế mà cắt giảm những chi phí ảnh hưởng quá lớn đến người lao động và sự phát triển bền vững của DN, của đất nước” - Đó là lời tuyên bố khảng khái của trưởng đoàn chúng tôi, doanh nghiệp có tên tuổi trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất VLXD Việt Nam. Điều đó thực ra không phải bàn cãi, nhưng có bất công không, khi mà người tiêu dùng của ta, đáp lại chân lý đáng trân trọng ấy, số đông vẫn đang chạy theo món lợi trước mắt mà vô tình chà đạp lên những giá trị cuộc sống mà các nhà sản xuất của ta phải rất cố công để tạo dựng?
 
Tôi còn nhớ cách đây chừng 5 năm, một nhà buôn lớn nổi tiếng của Thái Lan đến Việt Nam. Ông tìm đến các DN của VIGLACERA vì một lý do: Đã biết những sản phẩm của VIGLACERA tại Hội chợ Cevisama (hội chợ triển lãm gốm sứ lớn nhất của Tây Ban Nha). Và còn vì một lý do tế nhị khác, theo ông tâm sự, là ông đã đến nhiều nhà sản xuất bên cạnh Việt Nam chúng ta, sản phẩm thì đẹp nhưng điều kiện lao động lại quá thấp kém. Kinh doanh kiếm lời thì dễ, nhưng nhà buôn chân chính không đành lòng làm vậy! Tiếc là tại thị trường Việt Nam những “lái buôn” như ông chưa nhiều để hỗ trợ, giúp sức tích cực cho các nhà sản xuất chân chính phát huy đạo đức kinh doanh vì sự phát triển của cộng đồng xã hội cao hơn lợi ích cá nhân. Trưởng đoàn của chúng tôi - dân kinh doanh chính hiệu, nhưng cũng từng trưởng thành từ sản xuất mà lên - khẳng định như đinh đóng cột: “Xem để hiểu mình, hiểu người, cái gì mà không đáng vận dụng thì cương quyết không theo đuôi bắt chước. Cần hướng tầm nhìn đến những DN mạnh của bạn, có nền tảng công nghệ sản xuất và quản lý DN hiện đại để học hỏi”. Tôi tin vào chữ “Tâm” trong con người anh, nhưng vẫn giả bộ chất vấn: “Mình còn nghèo, cứ chọn mức đầu tư thấp, kinh doanh có lãi rồi tính tiếp chứ học anh nhà giàu làm kiểu của Ý, của Nhật ngay thì sao mà khấu hao cho thấu?”Anh cười: Đừng nhầm! Ngay tại Trung Quốc cũng có không ít DN đi theo cách đó, mà họ vẫn có nền tảng công nghệ sản xuất tốt.”. Những DN kiểu đó chính là đích nhắm của đoàn chúng tôi trong những ngày còn lại của chuyến đi tới Phật Sơn.
 
Kỳ sau: Vũ khí “hạng nặng” của sản phẩm made in China.
 
Anh Thư
Tin bài liên quan
Loading...