Học ngành
bảo hộ lao động hệ đại học chính quy khi ra trường sẽ được cấp bằng kỹ sư. Và những kỹ sư tương lai sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm được một công việc ổn định tại các nhà máy xí nghiệp. Rất nhiều sinh viên trước khi ra trường đã được các công ty nhận sinh viên sau khi ra trường làm việc luôn.
Người kỹ sư lao động dễ dàng tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Và sẽ được cân nhắc lên các vị trí cao hơn.
Sinh viên học ngành bảo hộ lao động cần học gì để xin việc dễ dàng.
* Trường nào dạy ngành bảo hộ lao động , tuyển khối nào? Ngành này đào tạo những gì, ra trường làm việc ở đâu? (Hồ Thị Lệ, Đồng Tháp)
Trang thiết bị bảo hộ lao động sẽ gắn bó với nghề của các bạn
- Ngành bảo hộ lao động đào tạo kỹ sư có khả năng quản lý, giám sát qui trình vận hành sản xuất ở một cơ sở công nghiệp, lập kế hoạch bảo hiểm, bảo hộ lao động, điều tra tai nạn lao động, xử lý các yếu tố vệ sinh môi trường trên nhiều lĩnh vực sản xuất. Kỹ sư bảo hộ lao động có thể làm việc ở ban bảo hộ lao động của các ngành sản xuất, các cơ sở sản xuất vừa và lớn, các ban công tác của tổ chức công đoàn, các sở lao động - thương binh & xã hội và sở công nghiệp... Hiện có hai trường đào tạo ngành này: ĐH bán công Tôn Đức Thắng và ĐH Công đoàn, thi tuyển khối A hoặc B.
* Khối B, ngoài ngành bác sĩ có thể thi vào ngành nào nữa? (kim dung, email)
- Ngoài ngành bác sĩ đa khoa, thí sinh dự thi khối B có thể chọn các ngành thuộc nhóm ngành y-dược như: dược sĩ, cử nhân điều dưỡng, xét nghiệm, vật lý trị liệu, y tế công cộng, kỹ thuật phục hình răng, gây mê hồi sức… Các trường ngoài ngành y cũng có nhiều ngành tuyển khối B như: khoa học môi trường, sinh học, chăn nuôi thú y, nông học, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm…
* Tôi học trường chuyên, nhà ở KV1 được hưởng bao nhiêu điểm ưu tiên? (Trần Hồng Thắm, Tiền Giang)
- Mùa tuyển sinh 2005, HS trường chuyên sẽ không được hưởng điểm ưu tiên khu vực theo hộ khẩu như năm 2004. Do đó, bạn sẽ được tính điểm ưu tiên khu vực theo nơi bạn đang học.
* Ngành nông học Trường ĐH Nông lâm TP.HCM có các chuyên ngành nào, thi khối A hay B, ra trường làm việc ở đâu?
- Ngành nông học đào tạo kỹ sư có kiến thức về sản xuất nông nghiệp, khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Kỹ sư nông học có thể tuyển chọn, phổ biến các giống cây nông nghiệp (lúa, bắp, hoa, khoai...) và cây công nghiệp (mía, cà phê, cao su…); nghiên cứu sâu bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ; nghiên cứu hệ thống canh tác, kỹ thuật tưới tiêu, phân bón, thâm canh tăng năng suất, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Thi tuyển khối A hoặc B. Tốt nghiệp ngành này có thể công tác tại các nông trại, trạm bảo vệ thực vật, các trung tâm, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực nông nghiệp hoặc các công ty nhà nước liên doanh thuộc lĩnh vực vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), các cơ sở đào tạo các ngành nông lâm nghiệp…
NHÓM PV GIÁO DỤC
Chúc các bạn học ngành bao ho lao dong thành công trong lĩnh vực của mình đã chọn
(Theo_TuoiTre)