Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10717
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ Ban hành bản quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.
CHÍNH PHỦ
Số: 01/CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 1995                          

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Ban hành bản quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào

mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất ngày 14 tháng 10 năm 1994;

Theo đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định bản Quy định việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.

Điều 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính Phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu rách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 3. Nghị định này thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ./.

 

QUY ĐỊNH

Việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp,

lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước

(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ)

Điều1.

1. Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện giao khoán đất trong Quy định này gồm: Nông trường quốc doanh, Lâm trường quốc doanh, Công ty, Xí nghiệp, Trung tâm, Trạm, Trại trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.

2. Các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp cũng thực hiện giao khoán đất.

Các tổ chức nói tại khoản 1, khoản 2 Điều này gọi chung là Bên giao khoán.

Điều 2. Các loại đất được giao khoán gồm:

1. Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm;

2. Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm;

3. Đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, đất trống được quy hoạch trồng cây lâm nghiệp);

4. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

Điều 3. Bên nhận khoán nói trong Quy định này gồm các đối tượng theo thứ tự ưu tiên như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân là công nhân, viên chức đang làm việc cho Bên giao khoán. Trong trường hợp do yêu cầu quản lý sản xuất của Bên giao khoán thì có thể giao khoán cho một hộ gia đình;

2. Hộ gia đình, cá nhân đã làm việc cho doanh nghiệp, nay nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp và thành viên trong gia đình họ đến tuổi lao động có nhu cầu nhận khoán;

3. Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp tại địa phương được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận;

4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các địa phương khác có vốn đầu tư vào sản xuất theo quy hoạch của Bên giao khoán.

Điều 4. Căn cứ để giao khoán và nhận khoán:

1. Quỹ đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho Bên giao khoán sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản;

2. Dự án khả thi hoặc dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

3. Vốn, lao động của Bên nhận khoán;

4. Các chính sách đầu tư, hỗ trợ bằng vốn của Nhà nước và các chính sách lao động - xã hội có liên quan.

Điều 5. Nguyên tắc giao khoán và nhận khoán:

1. Đảm bảo lợi ích của Bên giao khoán, Bên nhận khoán;

2. Khoán ổn định, lâu dài theo quy hoạch và dự án khả thi hoặc dự án đầu tư ;

3. Việc giao khoán đất gắn liền với cây trồng, vật nuôi và giá trị tài sản khác trên đất;

4. Việc giao khoán và nhận khoán đất phải thông qua hợp đồng. Hợp đồng giữa bên giao khoán và bên nhận khoán phải thể hiện được nội dung kinh tế, quyền và nghĩa vụ mỗi bên và những cam kết để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng.

Điều 6.

1. Hồ sơ khoán gồm;

a) Đơn xin nhận khoán;

b) Hợp đồng khoán;

c) Trích lục bản đồ hoặc sơ đồ khu vực đất giao khoán;

đ) Các văn bản, phụ lục có liên quan đến việc khoán (nếu có).

2. Hồ sơ khoán đất để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản làm thành hai bản, một bản lưu tại Bên giao khoán, một bản giao cho Bên nhận khoán; hồ sơ khoán đất lâm nghiệp làm thêm một bản để lưu tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất lâm nghiệp.

Điều 7. Nghĩa vụ và quyền của Bên giao khoán:

1. Nghĩa vụ của Bên giao khoán:

a) Xác định đúng diện tích, vị trí ranh giới đất khoán trên bản đồ và trên thực địa; giá trị cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp, hiện trạng rừng và các công trình trên mặt nước;

b) Thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tiền vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho Bên nhận khoán chủ động sản xuất;

c) Thực hiện các chính sách về đầu tư, hỗ trợ, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội theo pháp luật quy định;

 

d) Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho Bên nhận khoán thì phải bồi thường thiệt hại.

2. Quyền của Bên giao khoán:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng khoán, bảo đảm thực hiện đúng pháp luật về đất đai;

b) Khi Bên nhận khoán vi phạm hợp đồng thì Bên giao khoán căn cứ vào mức độ vi phạm để quyết định việc bồi thường thiệt hại hoặc huỷ bỏ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận khoán:

a) Chủ động sản xuất trên diện tích đất khoán, được hưởng thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất nhận khoán theo hợp đồng. Được nuôi, trồng xen theo hợp đồng và được hưởng toàn bộ sản phẩm nuôi trồng xen;

b) Được làm lán tạm để bảo vệ sản xuất, cất giữ dụng cụ, vật tư sản xuất; được làm sân phơi, đào giếng nước, xây bể chứa nước, kênh dẫn nước, cống cấp thoát nước, hố ủ phân, chuồng nuôi gia súc, gia cầm theo quy định của Bên giao khoán;

c) Được Bên giao khoán hoàn trả hoặc đền bù tài sản đã đầu tư trên đất nhận khoán trong các trường hợp: Khi chuyển đi nơi khác, chuyển sang làm nghề khác hoặc không còn khả năng lao động; Bên giao khoán thu lại một phần hoặc toàn bộ đất giao khoán để sử dụng vào mục đích khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép;

d) Khi Bên giao khoán vi phạm hợp đồng thì Bên nhận khoán được bồi thường thiệt hại hoặc huỷ bỏ hợp đồng tuỳ theo mức độ vi phạm của Bên giao khoán;

đ) Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro được xét miễn, giảm các khoản phải nộp cho Bên giao khoán theo quy định của pháp luật;

e) Khi chủ hộ khoán chết thì người đại diện các thành viên trong hộ được tiếp tục thực hiện hợp đồng khoán cho đến hết thời hạn giao khoán.

Trong trường hợp hộ nhận khoán không còn thành viên nào có khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng khoán thì Bên giao khoán thu lại đất để giao khoán cho người khác, giá trị tài sản đã đầu tư trên đất của chủ hộ nhận khoán đã chết được Bên giao đền bù cho người thừa kế, nếu Bên nhận khoán không có người thừa kế thì các khoản đền bù trên được bổ sung vào quỹ phát triển sản xuất của Bên giao khoán.

2. Nghĩa vụ của Bên nhận khoán:

a) Nộp cho Bên giao khoán các khoản:

Thuế sử dụng đất của diện tích nhận khoán; giá trị cây trồng, cây lâm nghiệp, vật nuôi và các công trình trực tiếp phục vụ sản xuất trên đất và mặt nước giao khoán do vốn Bên giao khoán đã đầu tư theo hợp đồng; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, theo quỹ phúc lợi, theo quy định của Nhà nước;

b) Thanh toán với Bên giao khoán các khoản vay bằng tiền, vật tư hoặc các khoản dịch vụ ứng trước;

c) Bán sản phẩm sản xuất ra trên đất nhận khoán cho Bên giao khoán theo hợp đồng;

d) Sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch của Bên giao khoán, cải tạo và bồi dưỡng đất, không làm thoái hoá đất;

đ) Chấp hành các quy định phòng chống sâu bệnh, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp, phòng, chữa cháy rừng. Bảo vệ nguồn lợi của đất, nước, vật kiến trúc và môi trường sinh thái;

e) Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho Bên giao khoán thì phải bồi thường thiệt hại;

g) Trả lại đất khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Giao khoán đất nông nghiệp trồng cây lâu năm:

1. Đất đã trồng cây lâu năm có vốn đầu tư từ nguồn của Nhà nước thì kết hợp giao khoán đất với giao khoán vườn cây; Bên giao khoán phải xác định đúng giá trị đã đầu tư vườn cây để giao khoán gọn theo chu kỳ kinh doanh của cây trồng, Bên nhận khoán hoàn trả đầy đủ giá trị vườn cây cho bên giao khoán theo hợp đồng.

Việc xác định vườn cây phải trên nguyên tắc bảo toàn tổng số vốn được nhà nước giao kết hợp với thực trạng vườn cây tại thời điểm giao khoán;

2. Đối với đất trồng mới cây lâu năm:

a) Bên giao khoán được sử dụng nguồn vốn vay của Nhà nước và các nguồn vốn vay khác để cho bên nhận khoán vay lại trồng cây lâu năm trên đất được giao khoán hoàn trả các nguồn vốn vay cho Bên giao khoán theo hợp đồng;

b) Bên giao khoán được sử dụng nguồn vốn vay của Nhà nước và các nguồn vốn vay khác, trực tiếp tổ chức trồng mới cây lâu năm, sau đó thực hiện giao khoán theo Quy định tại khoản 1 điều này;

c) Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước quy hoạch giao đất để trồng cây lâu năm trên đất trống, đồi núi trọc nhưng việc trồng mới có khó khăn thì doanh nghiệp Nhà nước có thể cho nhận vốn vay của Nhà nước hoặc các nguồn vốn vây khác để cùng các hộ gia đình, cá dân tổ chức trồng cây lâu năm trên đất đó, khi trồng song doanh nghiệp Nhà nước giao khoán lại vườn cây cho hộ gia đình, cá nhân. Hộ gia đình, cá nhân được nhận khoán vườn cây phải hoàn trả lại vốn của doanh nghiệp đã đầu tư theo hợp đồng;

3. Thời hạn giao khoán là 50 năm, thực hiện như sau:

a) Khi hết chu kỳ kinh doanh của vườn cây mà thời hạn giao khoán đất vẫn còn thì bên nhận khoán được tiếp tục sử dụng diện tích đất đó để sản xuất theo quy hoạch của bên giao khoán cho đến hết thời hạn giao khoán đất;

b) Khi hết thời hạn giao khoán đất mà vườn cây chưa hết chu kỳ kinh doanh của vườn cây.

Điều 10. Giao khoán đất nông nghiệp trồng cây hàng năm:

1. Đất trồng cây hàng năm trong quy hoạch được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ để tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc để sản xuất nông sản hàng hoá cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu thì việc giao khoán đất gắn với thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ, cho vay vốn, dịch vụ kỹ thuật và mua sản phẩm theo hợp đồng;

2. Đất trồng cây hàng năm có diện tích nhỏ, phân tán và đất đồng cỏ cải tạo, đất trồng cỏ không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì giao cho bên nhận khoán tự đầu và tiêu thụ sản phẩm;

3. Thời hạn giao khoán là 20 năm.

Điêu 11. Giao khoán đất lâm nghiệp:

1. Bên giao khoán xác định diện tích, hiện trạng, vị trí, ranh giới từng lô, khoảnh rừng trên thực địa và bản đồ để giao cho bên nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng theo hợp đồng;

2. Thời hạn giao khoán đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 50 năm; đối với rừng sản xuất thì theo chu kỳ kinh doanh.

Điều 12. Giao khoán đất lâm nghiệp được quy hoạch cho rừng phòng hộ:

1. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu và xung yếu thì nội dung giao khoán và nhận khoán là: bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, và trồng rừng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Hàng năm Nhà nước cấp kinh phí cho Bên giao khoán để trả cho Bên nhận khoán theo hợp đồng;

2. Đối với rừng phòng hộ môi trường - sinh thái, rừng phòng hộ ven biển (ngăn cát di động, bảo vệ đê biển và chống lở ven biển) hàng năm Nhà nước cấp kinh phí cho Bên giao khoán để trả cho Bên nhận khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng theo hợp đồng.

Điều 13. Giao khoán đất lâm nghiệp được quy hoạch cho rừng đặc dụng:

1. Đối với khu vực cần bảo tồn nguyên vẹn, Bên giao khoán chỉ giao khoán cho những hộ gia đình sống xen kẽ trong khu bảo tồn để bảo vệ rừng. Hộ gia đình có trách nhiệm bảo tồn nguyên vẹn diện tích rừng. Hàng năm Nhà nước cấp kinh phí cho Bên giao khoán để trả cho các Bên nhận khoán theo hợp đồng;

2. Đối với khu vực cần phục hồi sinh thái thì giao cho hộ gia đình để bảo vệ rừng và gây trồng rừng theo hợp đồng./.

 

CHÍNH PHỦ
Võ Văn Kiệt
Tin bài liên quan
Loading...