Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10558
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ Về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn
CHÍNH PHỦ
Số: 19/1999/NĐ-CP
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 1999                          
 

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11 tháng 7 năm 1989;

Để thanh toán tình trạng thiếu iốt và các bệnh do thiếu iốt gây ra,góp phần tích cực vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nâng cao dântrí, phát triển kinh tế - xã hội;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1.Nghị định này quy định việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn, gọi là muốiăn.

2.Muối ăn và muối sử dụng trong thực phẩm đều phải được trộn iốt theo tiêu chuẩnquy định.

Điều 2. TrongNghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Muối thường là muối không trộn thêm iốt, bao gồm muối hạt, muối nấu, muối xay,muối hầm và các dạng muối khác được sản xuất từ nước biển hoặc khai thác từ cácmỏ muối.

2.Muối ăn là muối thường có trộn thêm KIO3 (kali Iodate) theo tiêuchuẩn quy định để phòng bệnh bướu cổ, bệnh đần độn và các bệnh khác do thiếuiốt gây ra.

3.Muối ăn giả là muối có đóng gói, nhãn, mác muối ăn nhưng không đạt các tiêuchuẩn quy định.

Điều 3.

1.Việc sản xuất, buôn bán và lưu thông muối thường không thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Nghị định này.

2.Chính sách trợ giá, trợ cước muối ăn cho miền núi, hải đảo thực hiện theo quyđịnh tại Nghị định số 20/1998/CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ.

Điều 4. Cáccơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng có tráchnhiệm tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc trộn iốt vàomuối cho người ăn và thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, sử dụngmuối ăn.

Điều 5.

1.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vềsản xuất muối ăn, quyết định quy hoạch sản xuất muối ăn trong phạm vi cả nướcvà phối hợp với Bộ Thương mại tổ chức việc lưu thông các loại muối ăn trongphạm vi cả nước.

2.Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn; cungứng Kali Iodate (KIO3) để chế biến muối ăn và giám sát việc tổ chứcsản xuất, kiểm tra chặt chẽ việc đảm bảo chất lượng muối ăn; hướng dẫn những ngườivì nguyên nhân bệnh lý mà không ăn được muối ăn.

3.Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động thương mạitrong lưu thông muối ăn trên thị trường, lập kế hoạch phát triển mạng lưới lưuthông muối ăn, đảm bảo việc cung ứng muối ăn đúng chính sách, đúng tiêu chuẩnchất lượng, đúng quy định về giá cả.

Điều 6. Nghiêmcấm việc sản xuất muối ăn giả.

 

Chương II

TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT MUỐI ĂN

Điều 7. Cánbộ, công nhân của cơ sở sản xuất muối ăn phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

1.Cán bộ quản lý về chuyên môn kỹ thuật, cán bộ kiểm nghiệm của doanh nghiệp sản xuấtmuối ăn phải có văn bằng hoặc chứng chỉ về kiểm nghiệm từ sơ cấp trở lên vàphải nắm vững quy trình sản xuất muối ăn.

2.Công nhân trực tiếp sản xuất muối ăn phải là những người:

a)Không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da.

b)Có hiểu biết về vệ sinh thực phẩm, về chất lượng sản phẩm, về quy trình sảnxuất muối ăn và kỹ thuật an toàn lao động trong sản xuất.

Điều 8. Cơsở sản xuất muối ăn phải có đủ các điều kiện sau:

1.Địa điểm sản xuất muối ăn phải bảo đảm vệ sinh và xa môi trường độc hại, phảibố trí khu vệ sinh, phòng thay quần áo riêng cho công nhân.

2.Nhà xưởng, kho tàng để sản xuất và bảo quản muối ăn phải được xây dựng bảo đảmcao ráo, sạch sẽ, thông thoáng, tránh ngập lụt, mưa dột, có hệ thống thoát nướcthải bảo đảm vệ sinh môi trường, nền nhà kho phải được láng xi măng, sàn của xưởngchế biến phải lát gạch men. Nhà xưởng, kho tàng phải được bố trí liên hoàn từkho chứa nguyên liệu, khu đặt thiết bị trộn muối ăn đến kho thành phẩm.

3.Các cơ sở sản xuất muối ăn đều phải có phòng kiểm nghiệm được trang bị đủ dụngcụ, hóa chất để định lượng iốt cho mỗi lô, mẻ sản xuất. Có cán bộ kiểm nghiệmđáp ứng với tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

4.Các cơ sở sản xuất phải bảo đảm đủ các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh laođộng cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hộ lao động.

 

 

Chương III

THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XÉT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐỦ TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT MUỐI ĂN

Điều 9. Cáctổ chức, cá nhân muốn sản xuất muối ăn phải được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủtiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn.

Điều 10. Hồsơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn bao gồm:

1.Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn.

2.Phương án sản xuất của doanh nghiệp, trong đó diễn giải địa điểm, kê khai trangthiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật.

3.Văn bằng về chuyên môn và chứng chỉ về kiểm nghiệm của cán bộ quản lý về chuyênmôn kỹ thuật, cán bộ kiểm nghiệm.

4.Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm do trung tâm y tế dự phòng Sở Y tếcấp.

5.Biên bản thẩm định và công văn đề nghị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở địaphương.

Điều 11.

1.Các tổ chức, cá nhân trước khi làm các thủ tục xin đăng ký thành lập doanhnghiệp hoặc mở rộng phạm vi kinh doanh sản xuất muối ăn theo quy định của phápluật phải làm các hồ sơ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này và gửi cơquan Nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để xin thẩm định đủtiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn.

2.Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ tiêuchuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở địa phươngphải thẩm định xong và có văn bản đề nghị lên Bộ Y tế. Trong thời hạn 20 ngàykể từ ngày nhận được kết quả thẩm định và văn bản đề nghị của cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền, Bộ Y tế phải cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sảnxuất muối ăn.

3.Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn,các tổ chức, cá nhân phải làm tiếp các thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệphoặc mở rộng phạm vi kinh doanh và đăng ký kinh doanh theo quy định của phápluật.

 

Chương IV

CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG MUỐI ĂN

Điều 12.

1.Muối ăn được sản xuất để bán ra thị trường cho người ăn phải đạt tiêu chuẩnchất lượng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2.Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sau khi thống nhất với Bộ Y tế, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành tiêu chuẩn nước mắm iốt, bột canh iốtvà các sản phẩm thực phẩm khác có iốt; bổ sung, sửa đổi một số chỉ tiêu củamuối nguyên liệu và muối ăn cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, điều kiện kỹthuật nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Điều 13. Muốiăn là mặt hàng bắt buộc đăng ký chất lượng. Cơ sở sản xuất muối ăn phải đăng kýchất lượng theo quy định. Người buôn bán muối ăn chỉ được buôn bán muối ăn củacác cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện sảnxuất, đã đăng ký nhãn hàng hóa và chất lượng sản phẩm theo quy định của phápluật.

Điều 14. Muốiăn phải có bao bì có khả năng giữ kín và đảm bảo chất lượng trong quá trình bảoquản, vận chuyển và lưu kho.

Điều 15. Cácsản phẩm muối ăn đều phải có nhãn ghi đầy đủ những thông tin cần thiết sau:

1.Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất và chế biến.

2.Số đăng ký chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất và chế biến.

3.Hàm lượng iốt.

4.Trọng lượng.

5.Các hướng dẫn bảo quản và sử dụng.

6.Ngày, tháng, năm sản xuất.

7.Thờihạn sử dụng (tối đa là 12 tháng kể từ ngày sản xuất).

Điều 16. Cơsở sản xuất muối ăn phải kiểm nghiệm hàm lượng iốt trong muối ăn trước khi xuấtxưởng theo quy trình kỹ thuật mẻ, lô, ca, kíp và chịu trách nhiệm về chất lượngmuối ăn do mình sản xuất.

Điều 17.

1.Muối ăn khi vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ phải được đóng trongbao không quá 50 kg. Trên bao bì vận chuyển phải có ký hiệu "Chốngẩm", "Chống rách" và "Tránh mưa nắng".

2.Muối ăn phải được vận chuyển bằng phương tiện có mái che để tránh nóng và ánhnắng mặt trời; phương tiện vận chuyển phải bảo đảm vệ sinh.

Điều 18.

1.Muối ăn phải được bảo quản trong các kho chứa thông gió và đặt cách tường0,30m, cách sàn 0,30 m, cách mái 0,50 m.

2.Khi bán, muối ăn phải được để nơi khô, thoáng, tránh ánh nắng mặt trời, tránh mưa,nóng, ẩm.

 

Chương V

KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 19. Cơsở sản xuất, lưu thông muối ăn phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quany tế và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Điều 20. Thanhtra chuyên ngành trong các lĩnh vực y tế, thương mại; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩmquyền xử lý vi phạm hành chính về sản xuất, cung ứng muối ăn theo quy định củapháp luật.

Điều 21. Cáchành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng muối ăn phảibị xử phạt vi phạm hành chính và được áp dụng mức phạt theo quy định tại Điều 1Nghị định số 46/CP ngày 06 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế khi có một trong cáchành vi vi phạm các quy định của Nghị định này như sau:

1.Sản xuất muối ăn không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.Vi phạm các quy định về vận chuyển muối ăn.

3.Vi phạm các quy định về bảo quản muối ăn.

4.Không dán nhãn vào sản phẩm hoặc dán nhãn sai quy định.

Điều 22.

1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với tổ chức, cánhân sản xuất hoặc buôn bán muối ăn có một trong các hành vi sau đây:

a)Tổ chức hoặc người sử dụng lao động không chấp hành đúng các quy định về vệsinh cá nhân cho người lao động.

b)Để người lao động đang mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da trực tiếp sản xuấtmuối ăn.

c)Không tổ chức cho người lao động tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

d)Buôn bán muối ăn không đạt các tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước quy định.

2.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành visau đây:

a)Không kiểm nghiệm hàm lượng iốt trong muối ăn trước khi xuất xưởng.

b)Không trang bị đủ dụng cụ, hoá chất kiểm nghiệm.

3.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất muốiăn giả nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thuộc một trong các trườnghợp sau đây:

a)Sản xuất muối ăn không đạt các tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước quy định.

b)Muối thường nhưng đóng nhãn hiệu muối ăn.

4.Đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng sai giấy chứng nhận đơn vị đạttiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép sản xuất, giấy phép kinh doanhmuối ăn thì chịu các hình phạt sau:

a)Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

b)Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đơn vị đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thựcphẩm, giấy phép sản xuất, giấy phép kinh doanh muối ăn.

c)Nếu sản phẩm muối ăn không đạt tiêu chuẩn quy định thì buộc phải chế biến lạitheo tiêu chuẩn quy định. Nếu sản phẩm là muối ăn giả thì buộc phải tiêu hủy.

5.Đối với hành vi nêu tại điểm d khoản 1, các điểm a, b khoản 3 Điều này còn phảichịu các hình phạt bổ sung gồm: tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêuchuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn; giấy phép thành lập và giấy phép kinhdoanh.

6.Ngoài các hình thức xử phạt trên đây, các tổ chức, cá nhân có hành vi nêu tạicác khoản 2, 3 Điều 21, điểm d khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này cònbị áp dụng một trong các biện pháp sau đây:

a)Buộc tiêu hủy muối ăn giả mà có trộn các thành phần khác không phải là iốt.

b)Buộc chế biến lại muối ăn không đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định nêutại điểm d thuộc khoản 1 và điểm a thuộc khoản 3 Điều này.

Điều 23. Cáchành vi sản xuất, buôn bán muối ăn giả nếu có đủ các dấu hiệu cấu thành tộiphạm thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phảichuyển hồ sơ sang cơ quan tiến hành tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của pháp luật.

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Tin bài liên quan