Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10558
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
NGHỊ ĐỊNH Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
CHÍNH PHỦ
Số: 152/2006/NĐ-CP
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2006                          
 

NGHỊ ĐỊNH

Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội

về bảo hiểm xã hội bắt buộc


CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,


NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động.

Điều 2. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Nghị định này bao gồm:

1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên.

3. Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.

4. Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm các loại hợp đồng sau đây:

a) Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;

b) Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài;

c) Hợp đồng cá nhân.

Các đối tượng quy định tại Điều này gọi chung là người lao động.

Điều 3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Nghị định này, bao gồm:

1. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.

2. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

3. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.

4. Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật.

5. Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

6. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Nghị định này bao gồm:

1. Ốm đau.

2. Thai sản.

3. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

4. Hưu trí.

5. Tử tuất.

Người lao động quy định tại các điểm a, c khoản 4 Điều 2 Nghị định này chỉ thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.

Điều 5. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội theo Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, chỉ đạo xây dựng, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bao gồm:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nghiên cứu, xây dựng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện công tác thống kê, thông tin; tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;

c) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

d) Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội;

đ) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội;

g) Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bao gồm:

a) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội;

b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền;

c) Thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội của mình.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bao gồm:

a) Theo dõi, triển khai thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội;

c) Kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền;

d) Hàng năm gửi báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Điều 6. Thanh tra bảo hiểm xã hội theo Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội có các nhiệm vụ sau đây:

a) Thanh tra việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;

b) Thanh tra về nguồn hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội;

c) Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

d) Xử phạt theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội; kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;

đ) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội.

2. Đối tượng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội bao gồm:

a) Người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này;

b) Người lao động theo quy định tại Điều 2 Nghị định này;

c) Tổ chức bảo hiểm xã hội các cấp;

d) Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Về đóng bảo hiểm xã hội:

a) Không đóng bảo hiểm xã hội;

b) Đóng không đúng mức quy định;

c) Đóng không đúng thời gian quy định;

d) Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bao gồm:

a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xoá làm sai lệch những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội;

b) Làm giả các văn bản để đưa vào hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội;

c) Cấp giấy chứng nhận sai quy định để làm cơ sở hưởng bảo hiểm xã hội.

3. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích, sai chính sách, chế độ.

4. Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động;

b) Không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định.

5. Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm xã hội.

Chương II

CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Mục 1

CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

Điều 8. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định này được hưởng chế độ ốm đau khi:

1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.

Điều 9. Thời gian hưởng chế độ ốm đau theo Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

2. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội.

Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

Danh mục nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên do Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc ban hành.

Điều 10. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong 1 năm cho mỗi con được tính như quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này và tuỳ thuộc vào số ngày nghỉ việc để chăm sóc con, tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.

2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 11. Mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ ốm đau theo khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ ốm đau là mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.

2. Trường hợp người lao động hưởng chế độ ốm đau trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội, thì mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ ốm đau là mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.

Điều 12. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

b) Tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ một ngày:

a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.

Mục 2

CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Điều 13. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định này.

Điều 14. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.

Điều 15. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con của lao động nữ phụ thuộc vào điều kiện lao động, tình trạng thể chất và số con một lần sinh, cụ thể là:

a) 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;

b) 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên;

c) 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.

d) Trường hợp sinh một lần từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại điểm a, b, c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày.

2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chết thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ như sau:

a) Con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con;

b) Con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết.

Thời gian nghỉ việc quy định tại khoản này không vượt quá thời gian nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 Điều này và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.

Điều 16. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản theo khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định tại các Điều 29, 30 và Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 17. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;

b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:

a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.

Mục 3

CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Điều 18. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định này.

Điều 19. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo khoản 1 Điều 39 và điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo khoản 1 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.

2. Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

3. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.

4. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại. Danh mục Bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều 20. Giám định mức suy giảm khả năng lao động theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;

c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

Điều 21. Trợ cấp một lần theo Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức hưởng trợ cấp một lần được tính theo công thức sau: 

 

Mức trợ cấp một lần

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH

 

a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động như sau: suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.

b) Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội như sau: từ 1 năm trở xuống thì được tính b

Tin bài liên quan