Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 12364
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Người biến đá cát kết thải thành cát nhân tạo
Sau hơn 2 năm tìm tòi nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, anh Nguyễn Đức Kiên - Giám đốc Cty Cổ phần Thiên Nam, Cẩm Phả, Quảng Ninh đã cung cấp ra thị trường hàng vạn m3 cát nhân tạo được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao.
 





Người biến đá cát kết thải thành cát nhân tạo Ông Kiên (ngoài cùng, bìa trái) đang giới thiệu sản phẩm cát nhân tạo với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và các sở, ngành. Ảnh: TV

Không cầu kỳ, lễ nghi, anh Kiên tiếp chúng tôi ngay tại Nhà máy sản xuất cát Thiên Nam. Trong bộ đồ quần áo bảo hộ lao động, anh chia sẻ: “Ban đầu, Cty gặp nhiều khó khăn như: Ứng dụng công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, nhưng nhờ sự giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, các cấp chính quyền và sở, ngành: Công thương, Tài nguyên - Môi trường, Cục Thuế, Sở Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính… Đến nay, chúng tôi đã làm chủ được công nghệ, tiêu thụ sản phẩm ổn định”.
 
 
Nhớ lại trận lũ lịch sử năm 2015 tại Quảng Ninh khiến hàng trăm con người phải màn trời, chiếu đất, nhà cửa bị cuốn trôi do sạt lở đất, đá, chất thải từ các bãi xỉ than ở Mông Dương, Cẩm Phả. Điều đó đã thôi thúc anh tìm kiếm công nghệ để xử lý hơn 200 triệu m3 đất đá thải/năm.
 
Sau nhiều đêm trăn trở, anh mong sao giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho người dân vùng mỏ. Theo suy nghĩ của anh, chính xỉ than, bản chất của nó đã là đá cát kết, nếu có công nghệ biến thành cát, thì chất lượng của nó sẽ tốt hơn cả cát tự nhiên. 
 
Theo anh, trên thế giới, các nhà thầu xây dựng ưu tiên sử dụng cát nhân tạo, bởi độ kết cứng, vì hạt cát đồng đều hơn cát tự nhiên, có thể điều chỉnh mô dun và tỷ lệ thành phần hạt cho các loại bê tông khác nhau, cho phép tiết kiệm xi măng, nhựa đường, rút ngắn thời gian thi công và tăng tuổi thọ công trình.
 
Với quyết tâm dám nghĩ, dám làm, anh cùng các cộng sự mày mò, nghiên cứu đầu tư công nghệ để sản xuất cát nhân tạo. 
 
Ước mơ của anh đã thành hiện thực, khi tháng 4/2016, nhà máy vận hành thử và chính thức đi vào hoạt động sau một thời gian ngắn. 
 
Với số vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng, Nhà máy chế biến cát nhân tạo của Cty Cổ phần Thiên Nam đi vào hoạt động góp phần giảm tải cho bãi thải Đông Cao Sơn, hạn chế đất đá trôi lấp bồi lắng sông suối khu vực, sạt lở bãi thải, ô nhiễm nguồn nước mặt. 
 
Đồng thời bù đắp nguồn cát xây dựng đang thiếu hụt trên địa bàn tỉnh, nhất là trong giai đoạn tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến, đầu tư rất nhiều công trình xây dựng lớn, trọng điểm như: Dự án đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18A (các đoạn Uông Bí - Bắc Ninh và Hạ Long - Mông Dương), dự án Cảng hàng không Quảng Ninh và một số dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khác.
 
Sản phẩm cát nhân tạo của Thiên Nam được Viện Vật liệu (Bộ Xây dựng) giám định chất lượng đạt quy chuẩn 16 TCVN 9205-2012, đồng thời được các chuyên gia trong ngành xây dựng đánh giá cao. Chưa kể, giá cát của Thiên Nam rẻ hơn cát tự nhiên 18%.
 
 



Sản phẩm cát nhân tạo Thiên Nam. Ảnh: TV
 
 
Là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bê tông tươi cho các công trình, ông Vũ Văn Tuyển, Phó Giám đốc Nhà máy Bê tông Cẩm Thịnh, Cẩm Phả nói: “Cát nhân tạo Thiên Nam được chúng tôi lựa chọn, bởi chất lượng và giá cả tốt. Bên cạnh đó, do nguồn cung ổn định, nên nhà đầu tư không lo về biến động giá xây dựng”.
 
"Tỉnh Quảng Ninh có chủ trương ưu tiên, khuyến khích các dự án khai thác, sử dụng khoáng sản không truyền thống để sản xuất cát xây dựng nhằm giải quyết nguồn thiếu hụt cát trên địa bàn tỉnh. Và, Cty Cổ phần Thiên Nam đã sản xuất thành công cát nhân tạo. Điều đó, không chỉ giúp giải quyết nguồn vật liệu xây dựng, mà còn giải quyết ô nhiễm môi trường… ", Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Quảng Ninh Phạm Văn Cường khẳng định.
 
Ông Phạm Văn Kính, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cẩm Phả nói: “Cát nhân tạo Thiên Nam cung ứng ra thị thường với khối lượng lớn, sẽ làm giảm đáng kể nạn “cát tặc”. Vì thế, mong tỉnh và các sở, ngành quan tâm hơn, nhất là tiêu thụ sản phẩm và tạo công ăn việc làm cho người lao động, qua đó tạo nguồn thu cho ngân sách của tỉnh và góp phần cải thiện môi trường tại các khu vực bãi thải của ngành Than”.
 
Chia tay anh khi trời lất phất mưa, gió mùa Đông Bắc tràn về. Anh cùng với các kỹ sư, công nhân nhà máy, tiếp tục nghiên cứu đổi mới công nghệ để sản xuất cát với khối lượng lớn và chất lượng cao hơn, góp phần giảm giá thành sản phẩm. 
 
Một năm mới bắt đầu, sắc Xuân ngập tràn khắp phố phường. Vui nhất là người dân Mông Dương, Cẩm Phả, bởi họ đã có nhà máy xử lý xỉ thải, ngăn không cho hiểm họa mưa lũ rình rập.
 
Trà Vân
Tin bài liên quan
Loading...