Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10649
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Người dân sống trong môi trường ô nhiễm nghiêm trọng
Vài năm trở lại đây, nghề tái chế nhựa ở thôn Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh-Văn Lâm-Hưng Yên) phát triển nhanh đến chóng mặt. Sự phát triển ấy đem lại sự thay da đổi thịt cho cuộc sống của người dân và bộ mặt của làng. Tuy nhiên, đi kèm với đó là tình trạng ô nhiễm diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
 
9 giờ sáng một ngày cuối tháng 10, chúng tôi đến thôn Minh Khai. Ngay từ đầu làng, những bao tải rác to chất đống hai bên đường, mùi xú uế bốc lên khó chịu. Dọc đường làng, nước trong con mương rộng có màu đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Các loại phế liệu không tái chế nằm la liệt xung quanh mương. 
 
 
 
Rác thải chất thành đống cao ở khắp nơi.
 
Đi sâu hơn vào làng, mùi hôi thối cộng thêm mùi khét của nhựa đốt toả ra ngột ngạt. Túi ni-lon, rác thải chưa qua xử lý nằm khắp các ngóc ngách, khoảng trống. Hầu như nhà nào cũng có xưởng sản xuất riêng nên âm thanh từ các loại máy móc phát ra ầm ĩ. Những công nhân làm việc trong các cơ sở sản xuất ở đây chỉ mặc quần áo bình thường, không có quần áo bảo hộ lao động, không đeo khẩu trang thậm chí có công nhân là thanh niên còn cởi trần, mặc quần đùi do không khí nóng nực.
 
 
 
Công nhân làm việc không mặc đồ bảo hộ lao động.
 
Anh Phùng Văn Quyền, chủ một xưởng tái chế nhựa nhỏ lẻ cho biết: "Ở đây đã xây một bãi rác để tập kết với kinh phí không nhỏ nhưng gần như không sử dụng được do thiết kế chưa hợp lý, xây quá cao, nên các xe rác không thể lên được. Rác không xử lý được chúng tôi gom lại đốt cho gọn, biết là ô nhiễm đấy nhưng cũng không còn cách nào khác, để đấy còn ô nhiễm hơn nhiều". Anh Dương Đức Tuấn, quê Phú Thọ, cho biết: "Tôi làm nghề này đã 4 năm, lương 300 nghìn/ngày, tính ra mỗi tháng trừ hết các loại chi phí được khoảng 6 triệu đồng, cũng thấy ô nhiễm khó chịu lắm, nghe nói sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng không làm thì không có tiền lo cho các con ăn học".
 
Không khí ở Minh Khai lúc nào cũng một màu xám xịt. Khói từ các xưởng tái chế bốc lên suốt ngày lẫn đêm. Những người dân ở đây cho biết: Trong làng có đến 90% hộ dân làm nghề này, chủ yếu là các xưởng sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng ô nhiễm thì ngày càng nghiêm trọng.
 
 

 
Nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
 
Ông Nguyễn Văn Quý, chủ Xưởng sản xuất nhựa Tuý San cho biết: "Gia đình tôi làm nghề này khoảng 10 năm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là các mặt hàng mới, xưởng làm việc 2 ca/ngày với mức lương công nhân trung bình 7,5 triệu đồng/tháng. Khi mới làm nghề này gia đình phải vay vốn ngân hàng, nay đã trả được nợ, xây nhà 3 tầng, mua được ô tô riêng để tiện giao dịch kinh doanh".
 
Nghề tái chế nhựa đang làm giàu cho làng Minh Khai, tuy nhiên, do không có biện pháp xử lý phế phẩm, công nghệ tái chế lạc hậu đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời, hậu quả với môi trường sống nói chung, sức khỏe của người dân nói riêng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
Bài và ảnh: HỒNG THÁI
Tin bài liên quan
Loading...