Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10534
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Người về hưu nói về việc tăng tuổi nghỉ hưu
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu, một là đồng thời tăng tuổi nghỉ hưu cả nam và nữ, hai là chỉ tăng với lao động nữ. Chúng tôi  đã nhận được ý kiến chia sẻ của một số cán bộ lãnh đạo, người lao động đã nghỉ hưu về vấn đề này.


 
Theo ý kiến của nhiều cán bộ về hưu, nên căn cứ vào đặc thù công việc để tính toán việc kéo dài tuổi nghỉ hưu hợp lý
 
Nên căn cứ vào đặc thù công việc
 
Điều chỉnh tuổi làm việc và nghỉ hưu đối với người lao động nói chung, trong đó có lao động nữ, theo ông Nguyễn Việt Dân, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hoà, không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa về chính trị, xã hội.
 
“Tuổi nghỉ hưu hiện nay là khá hợp lý nhưng trước tình trạng quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) có khả năng bị vỡ, cần thiết phải tăng tuổi nghỉ hưu và nên tăng tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ”, ông Dân nói.
 
Tuy nhiên, ông Dân cho rằng, việc quy định tuổi nghỉ hưu đối với người lao động cần phải căn cứ vào điều kiện và môi trường làm việc, đặc thù công việc của từng nhóm đối tượng và cũng cần tính toán cụ thể ngân sách quỹ BHXH để dựa vào đó đưa ra số năm tăng tuổi nghỉ hưu hợp lý.
 
Theo ông Dân, cần có sự phân biệt về tuổi nghỉ hưu cụ thể đối với lao động nữ khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực sự nghiệp, khu vực hành chính.
 
Ông phân tích “Nếu xét trên nhiều phương diện thì việc quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nữ cần phải được cân nhắc, tính toán khoa học như vấn đề bình đẳng giới, vai trò của người phụ nữ trong gia đình, ngoài xã hội, tuổi thọ bình quân của phụ nữ, khả năng chi trả của quỹ BHXH, vấn đề cung cầu trên thị trường lao động, tình hình và đặc điểm của từng loại công việc mà lao động nữ đang làm…”.
 
Đứng ở góc độ khác, TS. Nguyễn Ngọc Khiêm, nguyên Nghiên cứu viên cao cấp Viện Khoa học Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ: Không nên phân biệt đối tượng, không nhất thiết phải tăng tuổi nghỉ hưu cho tất cả mà nên tăng tùy từng lĩnh vực.
 
TS. Khiêm nêu ví dụ: Đối với ngành sản xuất, ngành y tế, ngành giáo dục, nhất là đối với giáo viên cấp I mà ở thêm 5 năm nữa thì rất khó cho cán bộ nữ vì môi trường làm việc của họ vất vả, thu nhập thấp.
 
Đối với cán bộ làm quản lý, làm khoa học thì nâng lên là hợp lý (tối đa là 5 năm) với yêu cầu người đó có sức khỏe và cơ quan cũng có yêu cầu.
 
“Nên có giới hạn nhất định, nếu áp dụng đồng loạt thì khó cho chính sách”, TS. Khiêm bày tỏ quan điểm.
 
Cần tính đến hiệu quả cống hiến, năng lực công tác
 
Chia sẻ về vấn đề này, GS Nguyễn Lân Dũng, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII kể một câu chuyện nhỏ: Tôi mới ở Lạng Sơn về và chứng kiến một chuyện rất cụ thể. Kỹ sư Hoàng Lê Minh, là Giám đốc Công ty cổ phần giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc. Đây là một công ty thuộc Bộ NNPTNT, hoạt động rất có hiệu quả.
 
Kỹ sư Minh đã giúp nông dân khắp mọi miền đất nước có được những giống cây ăn quả, cây hoa, cây rau, cây thức ăn nuôi trâu bò, cây dược liệu và các giống vật nuôi đặc sản có hiệu quả kinh tế rất cao.
 
Với năng lực chuyên môn cao, với tinh thần làm việc tận tâm và có mối quan hệ rộng rãi Công ty này có uy tín lớn, đảm bảo công ăn việc làm cho số đông các cán bộ ngoài biên chế và là một trong những địa chỉ tin cậy của nông dân cả nước.
 
Đúng 60 tuổi kỹ sư Minh nhận được quyết định nghỉ hưu trong khi khó có ai đủ tâm và đủ tầm thay anh lãnh đạo Công ty này. Bản thân anh có thể lập một Công ty riêng với trang trại riêng và tiếp tục phát huy năng lực của mình phục vụ cho bà con nông dân cả nước. Còn Công ty cũ của anh, tôi dám chắc chỉ sau một thời gian ngắn sẽ gặp nhiều khó khăn…
 
Tôi kể câu chuyện này để cho thấy, hiện rất nhiều người đang hưởng lương, nhưng trong số đó có những người làm việc chưa hiệu quả hay hiệu quả chưa cao, họ cần được nghỉ hưu đúng thời hạn.
 
Vì thế, cần kéo dài hơn tuổi công tác cả nam lẫn nữ nhưng không thể không phân biệt nam hay nữ và không phân biệt hiệu quả cống hiến, năng lực công tác, điều kiện sức khỏe của từng người.
 
Chúng ta đào tạo rất nhiều năm mới có được một giáo sư giỏi, vậy mà hiện nay số giáo sư về hưu hàng năm vượt quá xa số giáo sư được phong hàm.
 
Với các nghệ sĩ tài giỏi, các nhà khoa học có năng lực thực sự (dù chỉ là kỹ sư lành nghề), các bác sĩ có bàn tay vàng, các công nhân có kinh nghiệm lâu năm... cũng cần giữ lại công tác nếu thấy cần thiết cho từng lĩnh vực nhất định.
 
Trong khi với công nhân lao động nặng nhọc hay làm việc trong các môi trường khó bảo hộ lao động (như cầu đường, hầm mỏ...) thì số đông thường mong muốn được nghỉ hưu trước tuổi 60.
 
Với nữ giới thì cũng tương tự như vậy, chúng ta cần giữ lại các bà, các chị đang cần phát huy năng lực vốn có để phục vụ cho các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, công nghệ...
 
Đồng quan điểm này, bác sỹ Nguyễn Đức Vy, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho hay: “Với những cán bộ làm nghề khoa học quý hiếm, tay nghề cao và tự nguyện cống hiến thì không nên khống chế tuổi, tùy theo nguyện vọng của những đối tượng này nếu đủ sức khỏe cống hiến tiếp.
 
Tuy nhiên, cần phải có chế độ bảo hộ lao động tốt, chế độ làm việc tốt cho những đối tượng này.
 
 
Trường hợp đối với các ngành nghề độc hại, nặng nhọc như X-quang; phóng xạ, lây nhiễm thì nên cho người lao động nghỉ đúng tuổi để đảm bảo sức khỏe.
 
Vì vậy theo tôi cần có sự cân nhắc tùy đối tượng và ngành nghề để điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cho phù hợp với thực tiễn để chúng ta có thể giữ lại được những người thực sự cần thiết cho nền kinh tế, xã hội, khoa học nước nhà”.
 
"Hãy để đàn ông làm thêm 1 phần công việc cho phụ nữ"
 
Là quan điểm của bà Hà Thanh, nguyên cán bộ làm việc trong một doanh nghiệp Nhà nước chuyên kinh doanh hàng xuất khẩu nói về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ.
 
Bà Thanh chia sẻ: “Tôi đọc trên mạng xã hội có ý kiến cho rằng phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 55 là không công bằng và chưa kịp cất cánh đã phải hạ cánh ... Theo tôi, nếu ai đó không thể cất cánh sớm hơn thì nên nghỉ sớm, vì thông thường mọi người bắt đầu đi làm ở tuổi 23 - 25, nếu 55 tuổi nghỉ thì đã có 30 - 32 năm công tác.
 
Thời gian đó không hề ngắn để một người năng lực, tâm huyết cống hiến. Những năm cuối cùng nên dành thời gian để truyền đạt kinh nghiệm cho lớp trẻ, không nên kéo dài thêm tuổi làm việc vì phụ nữ sau tuổi 50 sức khỏe thường yếu đi và phát sinh nhiều bệnh tật (điều này y học trên thế giới đã chứng minh và có nhiều cảnh báo).
 
Tôi cũng là phụ nữ và đã nghỉ hưu được 3 năm. Nếu phụ nữ chúng tôi được tạo hóa giao cho trách nhiệm sinh con và yếu hơn thì có phải nghỉ hưu sớm hơn 5 năm để bù đắp sức khỏe thì cũng rất công bằng. Hãy để những người đàn ông làm thêm 1 phần công việc cho phụ nữ để họ có thêm thời gian nghỉ ngơi”.
 
Tuy nhiên đối với các nhà khoa học, các giáo sư, bác sỹ có nhiều kinh nghiệm, có công trình khoa học làm lợi cho đất nước, xã hội thì nên kéo dài nếu họ sẵn sàng làm thêm, không giới hạn thời gian hay giới tính.
Tin bài liên quan
Loading...