Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10214
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Nguy hiểm khi bạn bị say nắng mà không hay biết
Say nắng, cảm nắng là tình trạng bệnh lý có thể đe dọa đến tính mạng nhưng có một thực tế đáng lo ngại là có đến 80 % người bị say nắng nhưng không hề biết mình bị say nắng. Việc không biết rõ tình trạng bệnh lý sẽ khiến cho nhiều người không có phương pháp sơ cứu kịp thời dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
 
Mùa hè, nhất là khi thời tiết nắng nóng trên 40 độ C, trong khi độ ẩm của không khí lại cao (có khi trên 90%)… là những yếu tố bất lợi cho sức khỏe, rất dễ gây cảm nắng, say nắng, nhất là với trẻ em và người cao tuổi.
 
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân khiến cho con người mắc cảm nắng, say nắng, say nóng cụ thể như sau:
 
Say nắng:
 
Khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể. Như vậy say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.
 
Say nóng:
 
 
 

Say nóng là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt. Ảnh minh họa
 

Là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Ánh nắng mặt trời và sức nóng là 2 tác nhân vật lý có thể gây stress với cơ thể. Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức (hầm lò, trong phòng kín...), hoặc hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ (chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài)... sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Do đó trong say nóng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu.
 
Say nắng, say nóng có biểu hiện thế nào?
 
Đặc điểm chung là cả say nóng và say nắng đều dẫn đến một tình trạng tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn, hiện tượng này nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...
 
Mặc dù say nắng, say nóng vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nhưng có đến 80 % tỉ lệ phơi nắng ngoài đường bị say nắng không biết mình bị say nắng. Vì khi cảm thấy nóng, ra mồ hôi hay chóng mặt thì đã tự tìm chỗ mát, có máy lạnh để trú hoặc uống nước. Một vài cách thức này vô tình đúng với một số bước sơ cứu của say nắng nên không người nào nghĩ mình đang bị say nắng. Nhưng nếu không biết mình bị say nắng lại không có chỗ mát để trú và không uống nước thì vô cùng nguy hiểm.
 
Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.
 
Sơ cấp cứu say nắng, say nóng bằng cách nào?
 
Các bác sĩ đã đưa ra cách sơ cứu sốc nhiệt đơn giản nhất. Đó là nếu bạn nghi ngờ ai đó bị sốc nhiệt, hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Bất cứ sự trì hoãn việc tìm kiếm hỗ trợ y tế nào đều có thể khiến bệnh nhân tử vong.
 
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo trong khi đợi cán bộ y tế đến, người bị say nắng, say nóng cần phải được sơ cứu. Theo đó, cần đưa bệnh nhân tới môi trường có điều hòa nhiệt độ, hoặc ít nhất là một khu vực râm mát, và cởi bỏ bất cứ quần áo nào không cần thiết.
 
Các phương pháp làm mát khi bị say nắng, say nóng như sau:
 
- Quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước
 
- Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân. Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da cho nên việc làm lạnh chúng có thể làm giảm được nhiệt độ cơ thể.
 
Bạn cũng có thể sử dụng một số bài thuốc sau để giảm bớt các triệu chứng say nắng:
 
- Chà nước ép hành tây vào lòng bàn tay hoặc nhai trong miệng để kiểm soát các triệu chứng say nắng.
 
- Lấy bột sắn dây hòa với nước đun sôi để nguội, cho thêm ít đường uống giúp cơ thể người say nắng dịu mát hơn.
 
- Giã một miếng bí xanh (đã gọt vỏ) lấy nước cốt, cho thêm chút muối rồi uống cũng giúp “cắt cơn” say nắng.
 
- Mướp đắng tươi 1 quả, bỏ ruột, nấu nước uống khi bị say nắng.
 
- Tỏi sống 1 củ to giã nát cho nước chín hòa uống. Chữa cảm nắng, ngất đột ngột.
 
- Giã hỗn hợp cây nhọ nồi tươi, rau má tươi rồi vắt lấy nước uống giúp làm dịu cơ thể.
 
- Lá tía tô, lá mã đề vò với một chút nước, uống đặc càng tốt.
 
- Đậu xanh 60g, hoa mướp tươi 8 bông. Cho nước vừa đủ nấu chín đậu xanh, vớt đậu ra, cho hoa mướp vào nấu sôi. Hãy uống nước khi còn ấm.
 
- Một số trái cây như dưa hấu , dưa chuột, cam... ép lấy nước uống cũng rất tốt khi bị cảm nắng.
 
- Sữa cũng là một phương thuốc hiệu quả cho các triệu chứng say nắng. Nên uống 2-3 ly sữa béo/ngày cho đến khi các triệu chứng của say nắng hoàn toàn biến mất.
 
Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè
 
Một điều quan trọng là phải có các biện pháp dự phòng say nắng, say nóng. Đó là không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức.
 
Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,…
 
Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.
 
Thường xuyên uống nước dù chưa khát. Nên uống nhiều nước có pha muối hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol, nước trái cây.
 
Nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 - 20 phút.
 
Ngân Khánh (T/h)
Tin bài liên quan
Loading...