Tổ chức lao động khoa học luôn luôn đem lại hiệu quả lớn đối với toàn bộ hoạt động của bất kỳ một thư viện nào. Tại Việt Nam, công tác này càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi thư viện được coi là đơn vị sự nghiệp có thu. Trong bối cảnh thư viện các trường đại học ngày càng được đầu tư phát triển, lớn mạnh về mọi nguồn lực, ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học công nghệ, có rất nhiều vấn đề đặt ra phải giải quyết trong hoạt động tổ chức lao động khoa học, trong đó có công tác định mức lao động.
Định mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức sản xuất, kĩ thuật, tâm - sinh lí và kinh tế - xã hội nhất định. Được biểu hiện dưới các hình thức: định mức thời gian, định mức sản lượng, định mức phục vụ. ĐMLĐ thường được xây dựng theo các phương pháp truyền thống như phương pháp thống kê - kinh nghiệm; phương pháp phân tích (chụp ảnh ngày lao động, bấm giờ hoặc tính toán phân tích căn cứ vào các công thức kĩ thuật); phương pháp Tâylơ, vv.
Trong sản xuất, số lượng lao động cần thiết được xác định dưới dạng các mức lao động thông qua định mức lao động. Mức lao động trở thành trước đó lao động và thực chất của định mức lao động là quá trình xác định các mức lao động.
Định mức lao động là việc xác định các hao phí lao động cần thiết để hòan thành 1 công việc, bước công việc hoặc sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện tổ chức kĩ thuật nhất định đối với người lao động có trình độ lành nghề và mức độ thành thạo công việc phù hợp với yêu cầu của công việc, của sản xuất.
Nguyên tắc xây dựng định mức lao động được quy định tại Điều 8 Nghị định 49/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 8. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động
1. Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý.
2. Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
3. Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.
Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.
5. Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
Trong thực tiễn, định mức lao động được biểu hiện dưới các dạng định mức thời gian, định mức sản lượng, định mức phục vụ, định mức quản lý, định mức tương quan và định mức biên chế.
Đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm thì nhất thiết phải xây dựng mức lao động có căn cứ khoa học để có thể tính chính xác đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm. Công ty có quan điểm rõ rang về công tác định mức: đây là khâu rất quan trọng, là nền tảng để phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố này công ty rất chú trọng đến việc hòan thiện mức lao động để tăng năng suất lao động, để áp dụng vào trả lương sản phẩm cho công nhân thật chính xác. Trên cơ sở đó mới trả lương công bằng cho người lao động, đảm bảo nguyên tắc trả lương theo hao phí lao động. Hiện nay, công ty đang áp dụng tổng hợp các phương pháp định mức như: phân tích khảo sát, thống kê kinh nghiệm, phân tích, chụp ảnh, bấm giờ, theo định biên… để lập được mức chính xác, hợp lý. Cùng với việc xây dựng mức thì công tác theo dõi việc thực hiện và sửa đổi mức luôn được đề cao và được thực hiện một cách chặt chẽ, chính xác và kịp thời… đáp ứng được yêu cầu của việc sản xuất kinh doanh. Nếu công ty định mức quá nhẹ thì tiền lương chi trả có thể là lớn hơn so với hao phí lao động cuối cùng dẫn đến nâng cao giá thành sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường. Mặt khác nếu công ty định mức quá căng thì công nhân sẽ không đạt được tiền lương định mức. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới sự nhiệt tình lao động của họ trong công việc và ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên tắc phân phối theo lao động.