Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 3
Tổng lượt truy cập: 10306
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Nhiều vụ tai nạn lao động thương tâm do phút bất cẩn
Trung bình mỗi ngày có 3 người tử vong và hàng trăm người khác gặp nạn do tai nạn lao động (TNLĐ) gây ra. Nhiều nguyên nhân được đưa ra phân tích, trong đó phải kể đến nguyên nhân đầu tiên chính là sự chủ quan lơ là của doanh nghiệp và chính người lao động.
 
Nghèo vì bị tai nạn
 
Theo đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động Hà Nội đi thăm, tặng quà cho nạn nhân bị tai nạn trên địa bàn Hà Nội chiều tối 4.5, mới thấu hiểu hết những nỗi đau của nạn nhân và gia đình nạn nhân đang gặp phải.
 
 

 
Ngành xây dựng có tỷ lệ lao động gặp tai nạn lao động cao nhất (ảnh minh họa).  Ảnh: Minh Nguyệt
 
Năm 2016, cả nước xảy ra gần 8.000 vụ tai nạn lao động làm gần 862 người chết. Nguyên nhân: hơn 42% do người sử dụng lao động, hơn 17% do người lao động, 40% do các nguyên nhân khác. 
 
Nguồn: Cục An toàn vệ sinh lao động (Bộ LĐTBXH)
 
Anh Nguyễn Quý Đôn (25 tuổi) làm việc tại Công ty Lưới điện cao thế Hà Nội (251 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) là 1 trong 3 nạn nhân được đoàn ghé thăm, tặng quà. Theo anh Đôn, ngày 18.6.2016, anh cùng bố đẻ là ông Nguyễn Trọng Đính cùng sửa chữa tủ điện tại trạm biến áp. Ngay lúc ấy, đường điện xảy ra hiện tượng hồ quang điện, gây giật điện làm ông Đính tử vong và anh Đôn bị bỏng trên 34% diện tích cơ thể. Đến nay, tuy đã trở lại làm việc nhưng anh Đôn vẫn đi lại rất khó khăn, nhất là vào những ngày thời tiết thay đổi, da khô rát và toàn thân đau nhức. Hiện hoàn cảnh của anh rất khó khăn, mỗi tháng chi phí thuốc men trên 8 triệu đồng - gần hết tiền lương của anh. Hiện nay, gánh nặng gia đình chỉ còn trông chờ vào khoản lương hơn 5 triệu đồng của mẹ (cũng là công nhân công ty điện), cuộc sống rất chật vật.
 
“TNLĐ đến bất ngờ quá, mà bố con tôi cũng chủ quan không mang bảo hộ lao động, kiểm tra máy móc, hiện trường kỹ trước khi làm nên mới xảy ra tai nạn đáng tiếc. Giờ chỉ mong có sức khỏe để tiếp tục đi làm, phụ giúp mẹ trong cuộc sống” – anh Đôn nói.
 
 
Một trường hợp khác là anh Nguyễn Đức Cường (Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội). Hoàn cảnh gia đình anh Cường cũng rất khó khăn. Anh Cường kể lại: Ngày 6.7.2016, khi đang làm việc tại hiện trường, anh Cường đã bị xe ôtô đâm dẫn đến chấn thương sọ não, mất 92% sức lao động, liệt nửa người. Cuộc sống của anh vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Hiện cả gia đình anh Cường gồm 8 người - trong đó có một mẹ già 83 tuổi và con nhỏ đang sinh hoạt trong căn nhà rộng chưa đầy 18m2 tại 36 phố Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
 
Theo chị Nguyễn Thị Thu Oanh - vợ anh Cường - thu nhập chủ yếu của gia đình chỉ dựa vào suất lương công nhân vệ sinh của chị. Trong khi đó, nhà chị có cả chục khoản phải chi như thuốc men, tiền chữa bệnh cho chồng, tiền ăn uống và nuôi con ăn học.
 
Theo bà Hoàng Bích Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, sức khoẻ anh Cường chưa ổn định nên cơ quan y tế chưa thể giám định tỷ lệ mất sức lao động. Do vậy, anh chưa được hưởng chế độ TNLĐ. Hiện công ty đang hỗ trợ đột xuất và tạo điều kiện để chị Oanh làm việc và có thời gian chăm sóc chồng.
 
Lao động vẫn còn chủ quan
 
Đây là chia sẻ của ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về lý do lao động thường gặp TNLĐ. Ông Chính cho rằng, hậu quả của TNLĐ để lại là rất lớn, bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bản thân, cuộc sống sinh hoạt mà các gia đình có thể cùng kiệt vì có người ốm đau. “Hiện nay nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc chấp hành an toàn lao động còn bị buông lỏng, đặc biệt là lao động tự do”- ông Chính nói.
 
Ông Chính cũng cho biết, qua kiểm tra thấy tại nhiều doanh  nghiệp điều kiện làm việc của người lao động chưa được cải thiện, thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động, môi trường làm việc mất an toàn. TNLĐ xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, có thể do lỗi của lao động hoặc của người sử dụng lao động, hay do rủi ro.
 
“Khi xảy ra TNLĐ, cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ nguyên nhân để rút kinh nghiệm, có biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Công tác phòng ngừa để hạn chế tối đa TNLĐ phải được đặt lên hàng đầu, bởi một khi xảy ra TNLĐ thì hậu quả rất lớn, ảnh hưởng không chỉ tới bản thân người lao động, gia đình mà cả xã hội” - ông Chính nhấn mạnh.
 
Theo ông Francisco Santos O’connor - chuyên gia an toàn lao động (Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO), ngoài những nguyên nhân khách quan từ phía chủ sử dụng lao động không trang bị đủ thiết bị lao động, lao động không được tập huấn sử dụng máy móc, quy trình sử dụng máy an toàn… thì nhiều lao động vẫn còn tâm lý chủ quan. Ông này cũng cho biết, tỷ lệ lao động trẻ (18 tới 24 tuổi) bị TNLĐ cao hơn gấp 40% so với lao động trưởng thành. Điều này đặt ra vấn đề Việt Nam cần tăng cường tập huấn công tác an toàn lao động, nâng cao nhận thức cho lao động. 
Tin bài liên quan
Loading...