Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 2
Tổng lượt truy cập: 10575
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Nhọc nhằn nghề mót xỉ sắt
Chiếc xe cẩu chở thùng sắt đựng đầy những xỉ quặng vừa tới bãi đất trống, hàng chục phụ nữ tay cầm cục nam châm, thúng mủng lao tới.
 
Đó là cảnh tượng thường thấy dọc quốc lộ 1A đoạn qua Khu công nghiệp Nam Diễn Hồng (xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, Nghệ An). 
 
 

Môi trường làm việc độc hại. (Ảnh Duy Ngợi)

Hằng ngày, hàng chục phụ nữ tuổi ngoài 30 đến khoảng dưới 60 trên địa bàn xã Diễn Hồng tụ tập về đây với hàng trang mang theo là chiếc xe đạp cà tàng, một cục nam châm, một chiếc rổ nhựa cùng một chiếc bao tải. Thế là đủ đồ nghề cho công việc có thể coi là có “1 không 2” ở xứ Nghệ.
 
Theo những người trong nghề, từ khi KCN Nam Diễn Hồng đi vào hoạt động thì cũng là lúc nghề mót xỉ sắt ở đây ra đời. Bà Hoàng Thị Lan (54 tuổi) ở xóm Hoa Thành, theo nghề này đã gần chục năm nay. Bà cũng là người có thâm niên “hành nghề” lâu nhất trong xã.
 
Trước đây bà Lan thường đi làm đồ nhựa nhưng công việc không ổn định nên bà Lan đã chuyển sang nghề mót xỉ sắt. “Làm nghề ni ô nhiễm, bụi bặm, nhất là lúc họ đổ cả xe xỉ trộn đất đá xuống, tui cùng mấy chị em chỉ biết nhắm mắt lại”, bà Lan tâm sự.
 
 



Hình ảnh quen thuộc ven quốc lộ 1A đoạn qua KCN Diễn Hồng, Diễn Châu, Nghệ An (Ảnh Duy Ngợi)

Qua quan sát của phóng viên, dụng cụ bảo hộ lao động của những người phụ nữ làm nghề “độc hại” chỉ rất sơ sài gồm chiếc khăn (hoặc khẩu trang) che mặt và đôi găng tay bằng len đã sờn rách.Công việc độc hại, bà Lan và “đồng nghiệp” thường xuyên bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vừa cặm cụi dùng cục nam châm cào những xỉ quặng để hút xỉ sắt, bà Lan cho biết thêm: “Tui mới đi bệnh viện điều trị viêm phổi cả tuần mới về, làm nghề ni giàu lắm thì cũng chỉ đủ nuôi mình thôi”.
 
Trong khi chờ chuyến xe chở xỉ quặng khác ra đổ xuống bãi đất trống, một phụ nữ lom khom nhặt những viên gạch còn nguyên vẹn lẫn trong đống đất đá để ra một góc. Hỏi ra mới biết chị tranh thủ lượm gạch để chiều mang xe đến kéo về xây công trình phụ. Người phụ nữ ấy tên Thoa, năm nay vừa tròn 40 tuổi.
 
Khi thấy chúng tôi muốn tìm hiểu về gia cảnh, sau một hồi ngượng ngùng chị Thoa mới cho biết, bốn năm qua chồng chị bị tai biến phải nằm một chỗ, một mình chị phải bươn bả nuôi 6 đứa con ăn học.
 
Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nên con đầu của chị sinh năm 1994 và đứa thứ hai sinh năm 1996 sớm phải nghỉ học để phụ mẹ làm lụng nuôi các em ăn học và bố bạo bệnh. Không riêng gì con chị Thoa, hầu hết nhóm người đi mót xỉ sắt con cái học giỏi lắm là hết cấp 3, còn không thì mới lớp 7, 8 đã phải dang dở chuyện học hành.
 
 


Thành quả ít ỏi của một giờ lao động vất vả. (Ảnh Duy Ngợi)

Lau vệt mồ hôi lăn dài trên đôi má gầy khô, chị Thoa ngậm ngùi: “Biết công việc ni nặng nhọc, dễ sinh bệnh tật nhưng ngoài 3 sào ruộng khoán, giờ thời gian nhàn rỗi không đi làm nghề ni thì biết lấy gì nuôi chồng, nuôi con”.
 
Chị Thoa chưa dứt lời thì có người hô to: “Đằng kia có xe đổ xỉ quặng, nhanh lên bây ơi!”. Lập tức chị dừng ngay việc nhặt gạch và leo lên chiếc xe đạp cà tàng rồi băng qua đường quốc lộ mà không kịp nhìn trước, ngó sau.
 
Bỗng nhiên, tiếng ô tô thắng gấp khiến chị Thoa mặt tái mét. Thoát nạn, chị Thoa chỉ kịp lí nhí xin lỗi rồi lại lao ngay vào đống xỉ quặng mót sắt cùng những "đồng nghiệp".
 
 
"Cần câu cơm" của những người phụ nữ mót xỉ sắt. (Ảnh Duy Ngợi)

Tuy là trụ cột chính trong gia đình nhưng cả ngày làm việc cần mẫn bằng nghề mót xỉ sắt thì chị Thoa cũng chỉ kiếm được 40 – 50 nghìn đồng. Đó là những ngày may mắn, còn cũng có ngày không có xe nào đổ bã quặng, lúc đó cả đám cũng đành về không.
 
Khi hỏi vì sao làm việc nặng nhọc mà tiền công rẻ mạt vậy thì một người trong đám nhặt xỉ sắt chua chát đáp: “Hằng ngày giỏi lắm thì một người như tui cũng chỉ kiếm được 20 cân xỉ sắt, giá bán mỗi cân chỉ 2 nghìn đồng. Người khôn của khó nên trước khi đổ đất ra bãi, trong xưởng nhà máy ni đã có mấy người hút xỉ sắt trước rồi. Mấy chị em tui chỉ mót lại thôi”.
 
Duy Ngợi
Tin bài liên quan
Loading...