Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10215
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Những bác sĩ tâm huyết với phòng, chống bệnh nghề nghiệp
Do đặc thù lao động quân sự, lao động trong ngành công nghiệp quốc phòng… nên người lao động có thể mắc nhiều bệnh nghề nghiệp khác ngoài danh mục bệnh nghề nghiệp đã được xác định. Cùng với các cơ quan chức năng, trách nhiệm của các y, bác sĩ Bộ môn-Khoa Máu-Độc xạ-Bệnh nghề nghiệp (A7) Bệnh viện 103 (Học viện Quân y) không chỉ là điều trị mà còn là việc tìm ra được mặt bệnh, xác định đúng người lao động có bị bệnh nghề nghiệp hay không, để người bệnh không bị thiệt thòi. Là chuyên ngành bệnh nghề nghiệp tuyến cuối trong quân đội, các y, bác sĩ của Bộ môn-Khoa A7 đang nỗ lực cao nhất để tìm hướng đi mới trong điều trị bệnh.
Một tin vui với những người bệnh là ngày 17-9, Trung tâm khử độc  tố cho nạn nhân da cam/đi-ô-xin đã được khánh thành giai đoạn 1. Cùng với việc “dự án thu dung, chẩn đoán và điều trị nạn nhân chất độc hóa học/đi-ô-xin” mà Bộ Quốc phòng giao cho Bộ môn-Khoa A7 của Bệnh viện 103 thực hiện đã mở ra hướng điều trị rất tích cực về những mặt bệnh này. Hiện Bộ môn-Khoa A7 đã có 1 labo tế bào, chuyên thực hiện các xét nghiệm tế bào máu, tủy đồ, sinh thiết tủy xương, hạch đồ, sinh thiết hạch để chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh máu, cơ quan tạo máu; Sinh thiết gan chẩn đoán bệnh lý gan trong nhiễm độc hóa chất nghề nghiệp. Theo đánh giá của nhiều cơ quan chuyên môn, như vậy sẽ có nhiều bệnh nhân được hưởng những thành tựu rất có ý nghĩa từ hệ thống y tế quân đội, đặc biệt những bệnh nhân mắc bệnh nghề nghiệp có thể yên tâm và tin tưởng để điều trị.
Thực hiện kỹ thuật sinh thiết gan cho bệnh nhân nhiễm độc TNT nghề nghiệp tại Bộ môn-Khoa A7.
Đại tá, TS Nghiêm Thị Minh Châu, Phó chủ nhiệm Bộ môn-Khoa A7 cho biết: Việc xác định chính xác người bệnh có bị bệnh nghề nghiệp hay không là rất quan trọng, nếu xác định không chính xác gây thiệt thòi lớn cho người bệnh. Nhưng để xác định chính xác, trong nhiều trường hợp là không dễ. Theo quy định, người lao động được công nhận mắc bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng chế độ trợ cấp một lần nếu tỷ lệ mất sức lao động do bệnh nghề nghiệp nhỏ hơn 31%; được nhận trợ cấp hằng tháng nếu tỷ lệ này lớn hơn 31%. Như vậy, nếu không nâng cao năng lực phát hiện, giám định bệnh nghề nghiệp thì không ít người lao động trong quân đội sẽ phải chịu thiệt thòi… Những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp trong quân đội tăng. Từ năm 2000 trở lại đây, mỗi năm Bộ môn-Khoa A7 của Bệnh viện 103 thu dung, điều trị cho khoảng từ 1000 đến 1.200 bệnh nhân, trong đó số bệnh nhân mắc bệnh nghề nghiệp khá lớn. Mỗi ngày tại Bộ môn-Khoa A7 có từ 40 đến 50 bệnh nhân nằm điều trị thì ½ trong số này là bệnh nghề nghiệp. Mặt bệnh điều trị chủ yếu là bụi phổi si-lích, nhiễm độc TNT, nhiễm độc c-rôm, chì, thủy ngân, điếc nghề nghiệp…Quan sát các bác sĩ khám, điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh nghề nghiệp mới thấy họ ngoài chuyên môn tốt, phải có lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm rất cao. Bởi chỉ một khâu thấy phức tạp mà kết luận vội vàng, khám qua loa thì phần thiệt thuộc về người bệnh. TS Nghiêm Thị Minh Châu cho biết: Nhiều bệnh nhân có triệu chứng mắc bệnh nghề nghiệp kết hợp cùng với những bệnh khác, do đó việc xác định thời điểm bệnh nhân tiếp xúc, bị mắc bệnh nghề nghiệp gặp khó khăn. Một đặc điểm nữa trong điều trị bệnh nghề nghiệp là việc điều trị không khỏi hoàn toàn nên các y, bác sĩ phải kiên trì điều trị làm giảm bệnh và để bệnh nhân ngừng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Theo các y, bác sĩ, trong phòng, chống bệnh nghề nghiệp thì công tác dự phòng phải được đặt lên hàng đầu. Những năm qua, các y, bác sĩ của Bộ môn-Khoa A7 cũng như các y, bác sĩ của Bệnh viện 103 đã thành lập nhiều đoàn công tác đến các nhà máy, xí nghiệp để khám sức khỏe cho hàng nghìn lượt lao động như ở Z113, Z115, Z131, Z127, Z133 của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, các kho quân khí của Tổng cục Kỹ thuật, các quân khu, binh chủng… Hiện Bộ môn-Khoa A7 đã vươn tới gần 40 nhà máy, xí nghiệp quốc phòng trong toàn quân, đã khám chữa bệnh và giám định bệnh nghề nghiệp đem lại sự phục hồi sức khỏe và quyền lợi cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, để phòng, chống bệnh nghề nghiệp tốt nhất thì phải bắt đầu từ các cơ sở. Người lao động phải được bảo hộ lao động và tuân thủ việc sử dụng bảo hộ lao động có ý nghĩa quyết định. TS Nghiêm Thị Minh Châu trăn trở, ngoài 28 danh mục bệnh nghề nghiệp được quy định hiện nay thì Bộ môn-Khoa A7 đang kiến nghị đưa vào thêm những danh mục mới bởi đây là một thực tế. Chừng nào các danh mục bệnh bám sát thực tế bao nhiêu thì người lao động đỡ thiệt thòi bấy nhiêu. Những cố gắng không mệt mỏi của các y, bác sĩ Bộ môn-Khoa A7 những năm qua là sự kế thừa, cũng là phát huy truyền thống hết lòng vì người bệnh mà các thế hệ đi trước xây dựng trong suốt hành trình 50 năm từ ngày thành lập.
Tin bài liên quan
Loading...