Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10514
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Những công nhân 24/24 “hô biến” chất thải y tế nguy hại
 

Các thùng nhựa vàng đựng chất thải y tế (ảnh lớn).
 
Nghe đến cụm từ chất thải nguy hại, nhiều người sẽ không khỏi giật mình. Nào là bơm kim tiêm, bông băng dính máu hay những dụng cụ phục vụ công tác khám chữa bệnh có thể lây truyền khi tiếp xúc. Nhưng với những công nhân hấp sấy chất thải nguy hại, công việc này không có gì đáng sợ.
 
“Hô biến” chất nguy hại
 
Giữa tiếng máy chạy ầm ầm, xen chút mùi nồng nồng khó ngửi của các loại chất thải y tế, những công nhân trong tổ hấp sấy chất thải y tế của công ty URENCO 13 tại Tây Mỗ nào cũng luôn chân luôn tay. Họ vận chuyển chất thải từ những thùng nhựa vàng vào những chiếc khay to rồi đẩy vào lò hấp tiệt trùng, vận hành máy.
 
Đủ thời gian 2 tiếng, những chất thải trên đã được xử lý tiệt trùng an toàn được kéo ra để nguội rồi xay nghiền… Cứ như vậy, những chất thải y tế nguy hại qua hơn 2 giờ đồng hồ được xử lý hấp sấy đã trở thành chất thải thông thường.
 
Trong trang phục bảo hộ lao động màu xám ngà, đầu đội mũ và kính chuyên dụng phòng chống độc hại, anh Nguyễn Quốc Hùng (37 tuổi) - Công nhân vận hành lò hấp chất thải y tế nguy hại cho hay, anh đã có 12 năm gắn bó với công tác xử lý chất thải nguy hại tại URENCO 13.
 
Anh Hùng nói: “Mọi người cứ nghĩ công việc này nguy hiểm, tuy nhiên, mình làm đã quen chục năm rồi nên thấy mọi thứ đều bình thường. Có lẽ chẳng còn gì là sợ và cảm thấy nguy hiểm hơn nữa”.
 
Một tay cầm que sắt từ chiếc thùng vàng đựng chất thải nguy hại, anh từ từ chuyển những túi nilon bọc chất thải nguy hại cho vào chiếc thùng lớn để vận chuyển vào khu vực lò hấp.
 
Anh bảo: “Để không phải tiếp xúc trực tiếp với những chất thải y tế nguy hại này, mình và đồng nghiệp đã có sáng kiến, tạo ra những chiếc móc sắt dài và rất hiệu quả. Chính những chiếc móc là vật trung gian, giúp đưa toàn bộ chất thải y tế nguy hại sang thùng sắt to nên anh em bớt phần nào lo lắng phải tiếp xúc trực tiếp”.
 
Do công suất của chiếc máy hấp sấy đáp ứng xử lý được 5 tấn/ngày, nên mỗi ngày trong đó có 5 tấn chất thải nguy hại được xử lý bằng phương pháp hấp sấy, còn lại 3 tấn được xử lý bằng phương pháp đốt thông thường.

 

 
Anh Nguyễn Quốc Hùng đang vận hành lò hấp chất thải y tế. Ảnh: P.V
 
Nghề đặc trưng, giới tính đặc trưng
 
Tổ xử lý chất thải y tế nguy hại có 10 người thì tất cả đều là nam giới. Có lẽ do công việc nặng nhọc và đặc trưng như thế này chỉ nam giới mới đảm nhiệm được. Toàn tổ được chia làm 3 ca làm việc 24/24 giờ. Mỗi một ca thường xử lý ba mẻ chất thải.
 
Thường một ngày có khoảng hơn 10 chuyến xe vận chuyển chất thải nguy hiểm được chở từ các bệnh viện tới đây để xử lý.
 
Đặc biệt, những ngày đầu tuần, số lượng chất thải y tế dồn về nhiều hơn, một ngày có gần 20 chuyến xe vận chuyển về.
 
Anh Hùng chia sẻ, lò hấp hơi xử lý chất thải y tế nguy hại mới được đưa vào sử dụng trong mấy năm gần đây. Ưu điểm của lò hấp so với lò đốt là không phát sinh khí thải ra môi trường. Tất cả nước thải sau xử lý dồn về bể chứa sau đó khâu xử lý tiếp rồi mới thải ra môi trường. So với lò đốt, quy trình của lò đốt này khép kín hơn, giảm thiểu được sức lao động cho công nhân.
 
Kể về những vất vả kỷ niệm trong công việc, anh Hùng trầm ngâm, với những người làm công việc này, vất vả nhất là làm ca đêm, từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Mỗi người hầu như tuần nào cũng có hai buổi làm ca đêm. Việc đứng máy liên tục không ngơi nghỉ. “Môi trường làm việc có tính chất độc hại nên công ty đã trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho nhân viên. Anh em đều chấp hành nghiêm chỉnh nội quy và quy trình” - anh Hùng khẳng định.
 
ĐỨC MINH   
 
Tin bài liên quan
Loading...