Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 2
Tổng lượt truy cập: 10053
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Những người đi không được, ở chẳng xong ở Qatar
Nhiều lao động Philippines, Nepal và Ấn Độ ở Qatar bị công ty nợ lương triền miên, nhưng sẽ mất hết nếu họ về nước.
Một ngày chủ nhật bình thường ở thủ đô Doha của Qatar, tại các công trường xây dựng trong thành phố là khung cảnh công nhân xây dựng mặc đồ bảo hộ lao động màu xanh, đội mũ vàng đang tất bật hoàn thiện một cao ốc hay sân vận động, theo Rappler.
 
Tuy nhiên, trong khu trại dành cho lao động nước ngoài cách trung tâm Doha khoảng 14 km, nơi không có bất kỳ tòa nhà chọc trời nào, chỉ có nền đất bằng phẳng và bụi bặm, Romeo, một kỹ sư 38 tuổi người Philippines dành phần lớn thời gian chơi đàn guitar hoặc đánh bài.
 
 


Công nhân trong khu nhà cho người lao động nhập cư ở Doha chơi bóng chuyền giết thời gian. Ảnh: Rappler
 
Romeo là một trong 19 người Philippines cùng 13 lao động Nepal làm thuê cho MegaTec, công ty nhận thầu mảng cơ khí và kỹ thuật cho các công ty xây dựng ở Qatar. Họ nộp đơn nghỉ việc vào cuối tháng 1/2017 sau nhiều tháng bị nợ lương.
 
 
"Lúc thì họ trả, lúc thì không. Họ bảo là không có tiền. Sao lại thế được? Họ mà lại không có tiền?" Romeo bực tức nói bằng thứ tiếng Philippines pha tiếng Anh.
 
Romeo và nhiều công nhân nước ngoài khác nộp đơn xin nghỉ vì mệt mỏi sau nhiều lần thất vọng với những lời hứa hẹn của MegaTec. Bây giờ, họ chỉ muốn lấy lại khoản lương đáng được hưởng và về nước.
 
Romeo là đại diện phi chính thức cho nhóm lao động này, nói rằng công ty nợ trung bình mỗi người 4 tháng lương, khoảng 21.400 USD. Văn phòng Lao động Philippines ở Nước ngoài - Cơ quan Phúc lợi Lao động ở Nước ngoài (POLO-OWWA) có trụ sở tại Doha đã giúp đỡ công nhân bằng cách hướng dẫn họ nộp đơn khiếu nại.
 
Kể từ khi nhóm của Romeo xin nghỉ việc, họ không có nguồn thu nào khác, sống nhờ viện trợ thực phẩm và các khoản quyên góp từ đại sứ quán Philippines và những đồng hương tốt bụng khác. Có điều, vì khu trại ở khá xa trung tâm Doha và không dễ bắt taxi, những khoản đóng góp này cũng ít dần.
 
Từ tháng một tới nay, MegaTec chỉ trả cho những công nhân này một khoản tiền trợ cấp ăn uống là 55 USD. Đại diện công ty cũng từ chối trả lời về những tranh chấp lao động đang xảy ra.
 
POLO-OWWA cho biết từ tháng 9/2016 tới tháng 5/2017, họ đã thành công trong việc giúp 24 công nhân Philippines đòi lại được lương thưởng từ chủ lao động và quay về nước. "Chúng tôi sẽ tiếp tục trợ giúp những công nhân đang mắc kẹt tại Doha", David Des Dicang, người quản lý lao động tại văn phòng cho biết.
 
 


Người lao động Philippines đọc lại đơn khiếu nại nộp lên tòa hôm 21/3/2017. Ảnh: Rappler
 
Nợ lương
 
 
"Công nhân không về nhà được vì đang chờ nhận lương. Họ không được phép ký hợp đồng làm việc với công ty khác vì giấy phép lao động ở Qatar đã hết hạn", Noel Trinidad, quản lý chương trình vì quyền lợi của người lao động thuộc tổ chức nhân quyền Migrante International (MI), cho biết.
 
Họ cũng không thể về nước vì theo luật, công nhân muốn rời khỏi Qatar cần được chủ lao động chấp thuận, điều bất khả thi khi đang có tranh chấp lao động giữa hai bên.
 
"Có rất nhiều công ty không trả lương cho nhân viên đúng kỳ, thậm chí là không trả. MegaTec chỉ là một ví dụ", Trinidad nói.
 
Theo hồ sơ của MI, có hơn 100 lao động Philippines, Nepal và Ấn Độ bị MegaTec nợ lương. Một số đã xin nghỉ, trong khi số khác vẫn tiếp tục làm việc với hy vọng công ty sẽ trả hết khoản nợ và trả lương đúng hạn.
 
Những người đã xin nghỉ việc đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ có thể đợi cho tới khi tranh chấp được giải quyết nhưng trong thời gian này lại không được phép làm việc cho công ty khác, hoặc chấp nhận bãi nại để về nước. Nếu lựa chọn giải pháp thứ hai, họ sẽ buộc phải từ bỏ khoản lương thưởng được tính gộp và trả một lần khi kết thúc thời hạn lao động.
 
Romeo ước tính với số tiền thưởng sau 5 năm làm việc cho công ty gần 25.000 USD, cộng thêm 4 tháng lương công ty đang nợ, số tiền anh đáng được nhận khoảng 46.300 USD.
 
"Những người làm việc cho công ty lâu hơn tôi sẽ được thưởng nhiều hơn. Vì thế, họ buộc phải ở lại vì không muốn từ bỏ khoản tiền này", anh giải thích.
 
Qatar hiện có 2,5 triệu người sinh sống, gần 90% là dân nhập cư, chủ yếu đến từ Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Philippines. Theo số liệu năm 2015 của Cơ quan thống kê Philippines, trong các nước Trung Đông, số lượng người Philippines tại Qatar nhiều thứ tư, xếp sau Arab Saudi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Kuwait.
 
Ngân hàng trung ương Philippines ước tính lượng kiều hối người lao động ở nước ngoài gửi về nước năm ngoái là 26,9 tỷ USD, tương đương 10% GDP. Người Philippines chủ yếu làm những công việc như giúp việc gia đình, công nhân xây dựng, y tá và nhân viên phục vụ trên tàu biển.
 
Khách hàng trả tiền, công nhân mới có lương
 
Theo EAG, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Anh, thực tế là ở Qatar, lúc nào nhà thầu chính được khách hàng thanh toán, họ mới trả tiền cho nhà thầu phụ như MegaTec.
 
"Hầu hết các nhà thầu phụ không có vốn lưu động và không thể trả lương công nhân cho tới khi chính họ được trả tiền", theo báo cáo năm 2014 của EAG. Bởi vậy, công nhân thường là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
 
Khi được FIFA chọn làm nước đăng cai World Cup 2022, Qatar trở thành quốc gia Arab đầu tiên đăng cai một giải đấu của FIFA. Kể từ đó, cả đất nước chạy đua với thời gian để xây dựng sân vận động, khách sạn, hệ thống vận tải lớn để phục vụ khách du lịch, những người sẽ đổ xô tới đây xem thi đấu.
 
Năm 2013, khi việc xây dựng các sân vận động phục vụ World Cup 2022 bắt đầu, Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) đã công bố báo cáo ghi lại các trường hợp ngược đãi lao động nhập cư ở Qatar như không trả lương, điều kiện làm việc nguy hiểm và điều kiện sống dưới tiêu chuẩn.
 
"Các nhà nghiên cứu đã tiếp xúc với hàng chục công nhân xây dựng, những người bị chủ lao động ngăn cản rời khỏi Qatar trong nhiều tháng, khiến họ mắc kẹt mà không có lối thoát", trích báo cáo của AI.
 
Khủng hoảng với láng giềng
 
Một chàng trai tiết lộ bí quyết để anh kiếm được 9.000€ mỗi tháng ngay tại nhàMột chàng trai tiết lộ bí quyết để anh kiếm được 9.000€ mỗi tháng ngay tại nhà Tạm biệt đau lưng, đau đầu gối và khớp xương nếu bạn sử dụng...Tạm biệt đau lưng, đau đầu gối và khớp xương nếu bạn sử dụng... Bác sĩ: “Nếu bạn không dùng thứ này thường xuyên, khớp sẽ gặp nguy hiểm thực sự”Bác sĩ: “Nếu bạn không dùng thứ này thường xuyên, khớp sẽ gặp nguy hiểm thực sự”
 
Ngoài áp lực kinh tế gia tăng, Qatar còn đang phải đối mặt tình trạng bị cô lập ngoại giao từ các nước láng giềng vùng Vịnh bởi cáo buộc viện trợ tài chính cho khủng bố.
 
Giáo sư Richard Heydarian, chuyên gia về quan hệ quốc tế và khoa học chính trị ở đại học De La Salle tại Manila, Philippines, từ lâu đã cảnh báo vịnh Persia sẽ ngày càng bất ổn và không thích hợp cho lực lượng lao động xuất khẩu Philippines.
 
"Cuộc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra tại vịnh Persia rất đáng lo ngại đối với lao động Philipines tại Qatar, trừ khi Doha và Riyadh sớm đạt được thỏa thuận chính trị. Giá thực phẩm, vé máy bay và cơ hội việc làm sẽ bị ảnh hưởng. Nếu việc này diễn ra trong nhiều hàng, nền kinh tế Qatar sẽ lâm vào bế tắc", ông Heydarian nhận định.
 
Việc tiếp cận với Qatar qua đường bộ, đường biển và đường hàng không bị phong tỏa và làm tăng nỗi lo không thể vận chuyển vật liệu xây dựng cần thiết vào nước này.
 
 


Không được trả lương, người lao động nước ngoài không có tiền thuê taxi đi vào trung tâm thành phố. Họ dành phần lớn thời gian ngồi chơi trong khu trại. Hai người đàn ông vừa phơi quần áo vừa ngồi nói chuyện chờ đồ khô. Ảnh: Rappler
 
Vi phạm luật lao động
 
Sau chuyến công tác tới Qatar hồi tháng 3/2016, phái đoàn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thuộc Liên Hợp Quốc báo cáo một số công nhân nhập cư bị mắc kẹt nhiều tháng ở đây mà không được trả lương, còn hộ chiếu bị tịch thu.
 
ILO hạn cho quốc gia vùng Vịnh này 12 tháng để chấm dứt "tình trạng nô lệ nhập cư" hoặc phải đối mặt với cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, khi hết thời hạn 12 tháng, ILO đã hoãn lại quyết định kêu gọi điều tra Qatar mà cho nước này thêm thời gian tới tháng 11/2017 để cung cấp thêm thông tin về tiến trình thay đổi chính sách lao động và nhập cư.
 
Qatar đã ra một luật mới, thành lập Ủy ban Giải quyết Tranh chấp Lao động, cam kết sẽ giải quyết các vụ tranh chấp lao động trong vòng 21 ngày. Tuy luật mới được ra từ tháng 10/2016, chính phủ Qatar vẫn chưa ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi.
 
Trong khi Ủy ban Giải quyết Tranh chấp Lao động chờ văn bản hướng dẫn, những lao động nước ngoài đang mắc kẹt tại Qatar không biết mình còn chờ được tới ngày nào.
 
Theo Hồng Hạnh/Vnexpress
Tin bài liên quan
Loading...