Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10303
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Những phận đời hậu tai nạn lao động
Những công nhân không may bị tai nạn lao động đều có cuộc sống rất khó khăn nhưng nhiều người trong số họ đã cố gắng vượt qua nghịch cảnh.
 
“Tuy bị tai nạn rất ngặt nghèo nhưng tôi vẫn còn được ở bên người thân và vẫn còn sức khỏe để tiếp tục làm việc, hỗ trợ gia đình”. Đó là lời chia sẻ của anh Nguyễn Văn Đức, quê Thanh Hóa, công nhân Công ty Cổ phần Phú Quý Thủy Mộc (quận Phú Nhuận, TP.HCM) tại buổi gặp gỡ diễn ra cuối tuần rồi.
 
Công đoàn hỗ trợ
 
Anh Đức kể: Cách đây năm năm, trong lúc làm việc tại công ty thì tụ điện phát nổ khiến anh bị thương mặt phải, thủng trán, hư mắt phải. Kết quả giám định thương tật tỉ lệ 73%. Anh Đức rất tuyệt vọng, sợ trở thành gánh nặng cho gia đình. Nhưng công đoàn và công ty giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần, động viên anh vượt qua mặc cảm thương tật, nhận anh làm việc trở lại và bố trí ở một vị trí khác phù hợp với điều kiện sức khỏe với mức thu nhập gần 10 triệu đồng/tháng.
 
Cách đây sáu năm, anh Lê Thanh Bình, nhân viên Công ty TNHH Quốc Việt (ngụ khu phố 5, đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long B, quận 9), khi đang kiểm tra xe cẩu hàng thì bị điện giật té từ trên cao xuống khiến hai chân bị liệt, lõm hộp sọ. Kết quả giám định anh bị thương tật 94%.
 
Anh Bình mất hai năm điều trị, tâm trạng suy sụp do anh là lao động chính trong gia đình. Việc may gia công của vợ anh rất bấp bênh trong khi đứa con đang độ tuổi ăn học với chi phí hơn 1,5 triệu đồng/tháng. Nguồn thu nhập chính của gia đình chủ yếu từ nguồn trợ cấp TNLĐ 2,9 triệu đồng/tháng. Thấu hiểu hoàn cảnh của anh, mới đây Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP đã đến thăm và tặng anh Bình sổ tiết kiệm trị giá 5 triệu đồng để động viên.
 
 
Bà Nguyễn Thị Lệ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy TP.HCM, thăm hỏi và tặng quà các công nhân bị tai nạn lao động. Ảnh: P.ĐIỀN 
 



Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM Trần Kim Yến thăm hỏi và tặng quà các công nhân bị tai nạn lao động. Ảnh: P.ĐIỀN
 
Sợ nhất bị bỏ rơi
 
Anh Bùi Minh Hùng, công nhân Công ty TNHH MTV Thép Đại Thiên Lộc (ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM), bị tai nạn do điện giật cách nay hai năm, bị té dập nội tạng, gãy sống lưng với tỉ lệ thương tật 79%.
 
Nhờ người chị cũng làm công nhân ở bên cạnh chăm sóc, động viên, anh Hùng mới vượt qua mặc cảm, cố gắng để động viên tinh thần. Sau khi anh xuất viện, Công ty TNHH Việt Tín Nghĩa tại tỉnh Long An nhận anh làm thợ điện. “Tôi đang trong thời gian thử việc, thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng, mỗi tháng phụ chị gái 1,5 triệu đồng. Hằng tháng hai chị em gửi về hỗ trợ cha mẹ 1 triệu đồng. Hai chị em bảo nhau hết sức tằn tiện” - anh Hùng thổ lộ.
 
Các công nhân mà chúng tôi gặp đều bày tỏ điều lo lắng khi xảy ra tai nạn là bị chủ sử dụng lao động bỏ rơi. Với họ, sự động viên và hỗ trợ của công ty, công đoàn có ý nghĩa rất lớn để họ có động lực cố gắng luyện tập, sớm bình phục sức khỏe. Anh Nguyễn Minh Đức, công nhân Công ty TNHH TM-SX Thiên Lộc Phát, bị tay cuộn thép lăn đè nát chân phải với tỉ lệ thương tật 65% cho biết mình đã may mắn vô cùng khi được công ty bố trí làm việc tại văn phòng.
 
Việc các doanh nghiệp xem xét bố trí lại công việc làm phù hợp, chăm sóc động viên người lao động sau tai nạn chính là nghĩa tình để công nhân tiếp tục gắn bó. “Lúc bị tai nạn đau đớn nằm bệnh viện hơn tám tháng, ngoài chế độ BHYT thì công ty nơi tôi làm việc khi ấy không hỗ trợ, động viên gì thêm khiến tôi rất buồn nản. May mà cuối cùng tôi được công ty Việt Tín Nghĩa nhận vào làm việc” - anh Hùng nói.
 
Cần chú ý khâu an toàn lao động
 
Tại buổi gặp gỡ, bà Trần Kim Yến, Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM, đã gửi lời chia sẻ, động viên đến những công nhân bị TNLĐ đã và đang làm việc trên địa bàn TP, đồng thời mong muốn lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, chú trọng hơn về công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường, thường xuyên nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm gây mất an toàn của người lao động.
 
 
Bà Yến cũng đề nghị tổ chức công đoàn các cấp cần thể hiện trách nhiệm cao nhất đối với công việc, phối hợp thường xuyên trong việc đào tạo và huấn luyện, vận động người lao động thực hiện tốt các quy định về bảo hộ lao động, rà soát kiểm tra các quy định, quy trình lao động sản xuất để đảm bảo an toàn cho người lao động.
 
________________________________
 
Ngày 6-5, LĐLĐ TP.HCM đã tổ chức họp mặt, thăm hỏi công nhân bị TNLĐ và công nhân người dân tộc thiểu số. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Tháng công nhân 2017 gắn với chủ đề “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động”. Dịp này, LĐLĐ TP.HCM đã trao 350 phần quà tặng công nhân bị TNLĐ; phối hợp Ban Dân tộc TP trao 200 phần quà cho công nhân lao động người dân tộc thiểu số. Tổng giá trị quà tặng hơn 300 triệu đồng.
PHONG ĐIỀN
Tin bài liên quan
Loading...