Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10550
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Những thiệt hại không đong đếm được
Khoảng 19 giờ 30, ngày 21-4, tại quận 7 – TPHCM đã xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ) chết người. Trong lúc đang di chuyển dầm cầu, một công nhân (CN) của Công ty Cổ phần Bê tông Châu Thới 620 đã bị ngã từ sà lan xuống sông. Hai ngày sau, xác CN trên mới được tìm thấy. Những tai nạn đáng tiếc như trên luôn rình rập khắp nơi, chỉ một chút bất cẩn là hậu quả có thể xảy ra.
 
Sơ sẩy là chết người
 
Cũng trong ngày 21-4, trong lúc đang thao tác trên máy cán sắt của Công ty TNHH Sản xuất Thép Năm Dương (huyện Bình Chánh - TPHCM), anh N.B.C đã bị cuốn vào trục cán và sau đó tử vong. Theo nhận định ban đầu của các cơ quan chức năng, cùng với thiết bị không an toàn, có thể nạn nhân đã vi phạm quy trình vận hành, bị cuốn vào trục máy. Còn tại DNTN Hoa Tân -TPHCM, trong khi giao ca sản xuất, CN phát hiện một mô tơ ngưng hoạt động nên báo cho nhân viên bảo trì điện N.T.N đến sửa. Trong lúc sửa, anh N. dùng vít gõ vào nắp hộp mô tơ gây chạm điện và anh N. bị giật chết.
 
Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Ban Thanh tra Kỹ thuật An toàn – bảo hộ lao động, Sở LĐ-TB-XH TPHCM, cho biết: “Điều đáng lo ngại là mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn lao động nhưng còn rất nhiều doanh nghiệp và người lao động thờ ơ. Chỉ đến khi TNLĐ xảy ra, mọi người mới thức tỉnh, nhưng khi đó đã quá muộn”.
 
 
Máy móc cũng... chịu thua
 
Bên cạnh thiệt hại về người, thiệt hại về máy móc thiết bị cũng làm doanh nghiệp đau đầu. Nhiều khi CN chỉ thực hiện... theo ý mình, thì tiền đầu tư máy móc của doanh nghiệp trở thành... rác. Tại Công ty Giày Asia, những CN vận hành máy ép khuôn được huấn luyện rất kỹ và có kinh nghiệm. Nhưng do thiếu tập trung, nhiều lúc CN đưa khuôn giày vào chưa đúng vị trí chuẩn đã khởi động máy dập, làm khuôn bị bể. Nếu đưa đi sửa thì chất lượng sản phẩm sẽ kém, còn nhập từ nước ngoài thì mất 2.000 USD/khuôn. Đó là chưa kể thời gian chờ đợi nhập khuôn đúc sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.
 
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Lan, Giám đốc Công ty Giày Thiên Lộc (quận 12-TPHCM), trong giờ làm việc CN phải tuân thủ mọi nguyên tắc liên quan đến công việc, nếu sơ sẩy, máy hư sẽ rất tốn kém. Ông Nguyễn Vui, quản lý một cơ sở dệt chiếu tại Long An, bày tỏ nỗi lo tương tự. Cơ sở của ông nhập máy dệt của Trung Quốc giá 60 triệu đồng/máy. CN trong lúc làm việc không túc trực đứng máy để kịp thời điều chỉnh các thông số kỹ thuật của bộ phận cảm biến thì máy dễ bị hỏng hóc. Đến lúc đó phải gọi thợ của nơi bán máy qua sửa chữa, tốn kém gần bằng tiền nhập máy mới.
 
 
Khám nghiệm tử thi công nhân bị TNLĐ. Ảnh: C.T.V
Uy tín doanh nghiệp: CN thiếu quan tâm
 
Lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên sản xuất các thiết bị điện tử tại TPHCM bức xúc: Một khách hàng của công ty ở nước ngoài cung cấp sản phẩm của công ty cho một hãng ô tô nổi tiếng thế giới. Chỉ vì một lỗi kỹ thuật của một sản phẩm mà đối tác này suýt bị hãng ô tô trên cắt hợp đồng. Tất nhiên, doanh nghiệp của ông phải chịu trách nhiệm liên đới: bồi thường chi phí mà phía đối tác đã thuê người có chuyên môn trong lĩnh vực này sửa chữa, kiểm tra toàn bộ lô hàng đã xuất. Chi phí khắc phục của mỗi sai sót như trên lên đến hàng chục ngàn USD.
 
Ông Phạm Thái Khanh, Giám đốc Công ty Cơ điện lạnh Tân Thái (quận 10-TPHCM), nhận định: “Những thiệt hại hữu hình còn có thể khắc phục chứ nếu thiệt hại về uy tín với khách hàng thì khó có thể đo đếm được”. Ông Khanh cho biết, công ty ông chuyên lắp đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ, hệ thống thông gió cho các cao ốc, các công trình xây dựng lớn. Nhiều khi thợ lắp ráp thiếu trách nhiệm, cẩu thả, lắp ráp sai các thiết bị điều khiển điện tử nên khi vận hành làm hư hàng loạt các máy điều hòa, ngưng trệ toàn hệ thống. Khắc phục việc này tuy tốn kém nhưng không đáng ngại bằng việc khách hàng sẽ đánh giá không tốt về công ty.
 
Tại Công ty Điện tử Bình Hòa (quận Bình Thạnh – TPHCM), vì sản xuất các thiết bị điện tử cần chính xác nên công ty yêu cầu CN không được để móng tay dài, không được đeo nữ trang, phải đeo vòng xả tĩnh điện nhằm tránh tình trạng làm trầy xước những vi mạch, nhiễm điện vào sản phẩm. Thế nhưng dù kiểm tra nghiêm khắc đến đâu vẫn có CN vi phạm. Nhận định về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Giám đốc Công ty Điện tử Bình Hòa, cho biết: CN chưa ý thức được hết tác hại của những vi phạm trên khiến uy tín của công ty bị ảnh hưởng thì công việc và thu nhập của CN cũng bị liên đới.
 
ÔNG ĐÀO THANH QUYẾT, GIÁM ĐỐC HÀNH Chính – NHÂN SỰ CÔNG TY NIDEC TOSOCK –TPHCM:
 
Định hướng đào tạo tác phong công nghiệp
 
Nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao tính siêng năng, tinh thần học hỏi, sáng tạo của CN VN. Vấn đề còn lại là làm sao để chính họ có được tác phong công nghiệp để phát huy được các ưu điểm của mình. Tác phong công nghiệp phải được định hướng đào tạo từ nhà trường, khi mới vào nhà máy. Doanh nghiệp cũng phải xem đây là yếu tố quan trọng để đầu tư nâng chất lượng lao động của mình.
Tin bài liên quan
Loading...