Số người online:
1 Tổng lượt truy cập:
10578
|
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
|
|
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
|
| |
NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1. Nội dung khoa học kỹ thuật BHLĐa. Kỹ thuật an toàn:
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức, kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động khỏi những tác động của những yếu tố nguy hiểm có hại. Để đạt được điều đó, kỹ thuật an toàn yêu cầu đi sâu nghiên cứu, đánh giá tình trạng an toàn, sử dụng các thiết bị, cơ cấu an toàn để bảo vệ con người khi làm việc. Việc áp dụng các thành tựu mới của tự động hóa, điều khiển để thay thế các thao tác, cách ly con người khỏi những nguy hiểm, độc hại là một phương hướng hết sức quan trọng của kỹ thuật an toàn. Việc chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại ngay từ đầu trong giai đoạn thiết kế, thi công các công trình, thiết bị máy móc là phương hướng mới, tích cực thực hiện việc chuyển từ kỹ thuật an toàn sang an toàn kỹ thuật.
b. Y học lao động:
Khoa học y học lao động có nhiệm vụ đi sâu khảo sát, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, công tác, nghiên cứu ảnh hưởng của chúng tới cơ thể người lao động. Từ đó khoa học y học lao động có nhiệm vụ đề ra các tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại, nghiên cứu đề ra các chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, đề suất các biện pháp y sinh học và các phương hướng cho các giải pháp để cải thiện điều kiện lao động và đánh giá hiệu quả các giải pháp đó thông qua việc đánh giá các yếu tố và ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động bằng cách so sánh trước và sau khi có giải pháp. Khoa học y học lao động có nhiệm vụ quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe người lao động, đề ra các tiêu chuẩn và thực hiện khám tuyển, khám định kì phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, khám và phân loại sức khỏe và đề suất các biện pháp để phòng ngừa, điều trị các bệnh nghề nghiệp.
c. Kỹ thuật vệ sinh:
Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh như thông gió, chống nóng, điều hòa không khí, chống bụi, hơi khí độc, chống ồn, rung động… là những lĩnh vực khoa học chuyên ngành đi sâu nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố có hại trong sản xuất, nhằm xử lí, cải thiện môi trường lao động trong sạch và tiện nghi hơn, nhờ đó người lao động làm việc dễ chịu, thoải mái và có năng suất lao động cao hơn, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng giảm đi. Mỗi một giải pháp kỹ thuật vệ sinh, chống ô nhiễm, cải thiện bảo vệ môi trường xung quanh cũng sẽ góp phần vào việc chống ô nhiễm, cải thiện bảo vệ môi trường toàn cầu. Bởi vậy, BHLĐ và bảo vệ môi trường thực sự là hai khâu của quá trình, gắn bó mật thiết với nhau.
d. Phương tiện bảo vệ cá nhân:
Lĩnh vực phương tiện bảo vệ cá nhân có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc tập thể người lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất khi mà các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh và kỹ thuật an toàn không giải quết được triệt để.
Ngày nay, trong rất nhiều ngành sản xuất, nhiều loại phương tiện bảo vệ cá nhân (mặt nạ lọc hơi khí độc, các loại kính bảo vệ mắt chống bức xạ có hại, quần áo chống độc…) là những phương tiện thiết yếu được coi là những công cụ không thể thiếu trong quá trình lao động.
e. Khoa học về Ecgonomi:
Là môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa người và thiết bị, máy móc, môi trường để sao cho con người làm việc trong điều kiện tiện nghi và thuận lợi hơn. Việc áp dụng các thành tựu về Ecgonomi để nghiên cứu, đánh giá thiết bị, công cụ lao động, chỗ làm việc đã cải thiện rõ rệt điều kiện lao động tăng các yếu tố thuận lợi, tiện nghi và an toàn trong lao động, giảm nặng nhọc, TNLĐ, BNN cho người lao động.
2. Nội dung xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy định về BHLĐ và tổ chức quản lý của nhà nước về BHLĐ:
Các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về BHLĐ là sự thể hiện cụ thể đường lối, quan điểm chính sách của Đảng, nhà nước về BHLĐ. Các văn bản này được xây dựng để điều chỉnh các mối quan hệ, xác định trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội, người quản lý và NSDLĐ cũng như người lao động trong lĩnh vực BHLĐ, đề ra các chuẩn mực những quy định buộc mọi người phải nhận thức và nghiêm chỉnh thực hiện.
Về quản lý nhà nước trong công tác BHLĐ có thể nêu lên những nội dung chủ yếu sau đây:
- Nhà nước chỉ đạo việc nghiên cứu xây dựng và cho ban hành các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, hướng dẫn quy định về BHLĐ.
- Với sự tham gia của các ngành, các cấp và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, nhà nước chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình quốc gia về BHLĐ và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước.
- Thông qua các hệ thống thanh tra về an toàn lao động và thanh tra vệ sinh lao động, nhà nước tiến hành các hoạt động thanh tra, xem xét khen thưởng và xử lý các vi phạm về BHLĐ.
3. Nội dung giáo dục huấn luyện về BHLĐ và tổ chức vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ:
- Bằng mọi hình thức tuyên truyền giáo dục, huấn luyện cho người lao động thành thạo các yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo an toàn, nâng cao hiểu biết về BHLĐ.
- Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật bảo đảm các quy định an toàn, chống làm bừa làm ẩu.
- Vận động quần chúng phát huy sáng kiến hợp lý hóa sản xuất, tự cải thiện điều kiện làm việc.
- Tổ chức tốt hoạt động tự kiểm tra BHLĐ tại chỗ làm việc, từng cơ sở sản xuất, đơn vị công tác, xây dựng và củng cố mạng lưới An toàn vệ sinh viên.
Để làm tốt nội dung này, tổ chức Công đoàn Việt Nam với vị trí và chức năng của mình đóng vai trò rất quan trọng. Tổ chức Công đoàn là người tổ chức, quản lý và chỉ đạo phong trào quần chúng làm công tác BHLĐ.
|
|