Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10722
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Nỗi lo an toàn cho thợ xây
Nhìn các công trình xây dựng nhà ở tư nhân từ TP đến các vùng quê TT-Huế làm cho nhiều người phải lo lắng. Hệ thống cốp-pha, giàn giáo đơn giản có thể sập bất cứ lúc nào, công nhân xây dựng không được trang bị bảo hộ lao động (BHLĐ) trong qúa trình thi công ở trên cao.
 
 
 
Dân thợ hồ chủ yếu làm theo mùa vụ, làm ngày nào được chủ thầu trả công ngày đó, còn BHLĐ thì thân ai nấy lo.
Thân ai nấy lo
 
Khác với năm 2011, năm nay ở TT-Huế từ sau Tết Nguyên đán nhiều công trình xây dựng cơ bản và nhà ở tư nhân ồ ạt mọc lên. Mỗi công trình thu hút từ 5 đến hàng chục công nhân đến làm việc, phụ thuộc vào công trình lớn nhỏ. Dạo quanh một số công trình đang xây dựng trên địa bàn tỉnh, chúng tôi nhận thấy công nhân trực tiếp thi công không đội mũ BHLĐ, dép có quai hậu, cốp-pha, giàn giáo… mà chỉ thực hiện theo kinh nghiệm rất đơn giản, chứ không qua một quy trình kỹ thuật như quy định.
 
Làm việc với một số chủ thầu được biết, các thợ chỉ truyền nghề cho nhau bằng kinh nghiệm, lâu ngày trở nên quen dần chứ không qua trường lớp đào tạo nào cả. Chủ thầu phần lớn xuất thân từ một thợ hồ giỏi, sau một thời gian “cống hiến” với nghề lấy kinh nghiệm và được nhiều người tín nhiệm. Để làm được chủ thầu, phải có thêm một ít vốn cầm tay đầu tư cốp-pha, giàn giáo… và có “khiếu” tập hợp thợ giỏi mới mong nhận được nhiều công trình. Các thợ chỉ được chủ thầu hợp đồng miệng, trả lương theo ngày làm việc và tùy theo năng lực của mỗi thợ. Còn lại dụng cụ bay, xoa, thước... BHLĐ người lao động tự chịu trách nhiệm.
 
Khi chúng tôi đề cập đến BHLĐ cho công nhân, anh Nguyễn Quang Huy trú tại huyện Quảng Điền chuyên thầu công trình nhà ở tại TP Huế cho biết, các thợ chỉ hợp đồng miệng và mỗi người một nơi, họ ưa thì làm không thì nghỉ nên rất khó quản lý để thực hiện BHLĐ. Ngoài ra, đầu tư mỗi bộ giàn giáo phải mất vài trăm triệu đồng, mỗi năm thi công khoảng 7 - 10 công trình chỉ kiếm khoảng vài chục triệu đồng thì biết khi nào mới lấy lại vốn. Thông thường chúng tôi tận dụng cốp-pha để làm giàn giáo, nếu công trình cao thì đi thuê. Hơn 30 năm làm nghề đã có sự cố gì đáng tiếc xảy ra đâu!
 
Anh Nguyễn Văn Tý - trú tại xã Phong Hiền (huyện Phong Điền) cho biết, làm trên cao không có BHLĐ rất nguy hiểm, nhưng dân thợ hồ chủ yếu làm theo mùa vụ, làm ngày nào được chủ thầu trả công ngày đó, còn BHLĐ thì thân ai nấy lo. Nên trong quá trình thi công ai cũng cẩn thận, nhưng tình trạng gãy cốp pha, ván… làm gãy tay, chân, sưng tấy tay chân là chuyện thường ngày của dân thợ hồ.
 
Công nhân xây dựng phải mang dép có quai, đội mũ BHLĐ... khi làm việc. Người làm thợ xây (xây, trát), thợ bê tông xây dựng phải nằm trong độ tuổi do Nhà nước quy định và đã qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế; đã qua đào tạo nghề nghiệp, huấn luyện về BHLĐ và được cấp các chứng chỉ tương ứng. Trên thực tế, rất ít chủ thầu và thợ xây dựng tư nhân tuân thủ theo quy định.
Cần có chế tài với chủ thầu
 
Năm nào, tình trạng tai nạn lao động dẫn đến chết người và thương tích luôn xảy ra, nguyên nhân chủ yếu do cai thầu không trang bị đủ phương tiện BHLĐ cho công nhân. Một số lao động do nhận thức còn hạn chế, chủ quan trong quá trình thi công. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, những vụ tai nạn lao động tập trung vào các công trình xây dựng lớn, do lỗi chủ quan, bất cẩn của người lao động. Những công trình dân dụng khi xảy ra sự cố chủ thầu thường tìm cách thương lượng. Những lao động này đều không được đóng BHYT, BHTN để được bồi thường khi xảy ra tai nạn.
 
Ông Hoàng Văn Phước - Trưởng Phòng việc làm - ATLĐ Sở LĐTB&XH TT-Huế cho rằng, mỗi công trình xây dựng đều được phê duyệt dự toán chi phí về công tác an toàn vệ sinh lao động. DN, Công đoàn ngành phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy an toàn, quy trình, biện pháp làm việc an toàn, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động. Ngoài ra, chủ sử dụng cần phải tập huấn cho người lao động các biện pháp ATLĐ trước khi giao việc, tăng cường kiểm tra giám sát, giáo dục ý thức tự bảo vệ tránh những bất cẩn xảy ra trong quá trình lao động. Những người làm thuê khoán theo thời vụ, ngắn hạn, tuyệt đối không bố trí làm việc ở những vị trí nguy hiểm, trên cao, những công trình ngầm, đường hầm. Riêng các nhà thầu tư nhân chỉ mạnh ai nấy làm, các ngành chức năng vẫn khó kiểm soát. Do vậy, cần có một chế tài với những nhà thầu tư nhân mới mong người lao động được an toàn trong quá trình thi công.
 
THANH NGÂN
Tin bài liên quan
Loading...