Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10548
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Nổi lo từ làng… phế liệu Tảo Phú
Nhờ sự năng động, dám nghĩ, dám làm, bộ mặt của làng quê nghèo khó Tảo Phú (ở trung tâm xã Tam Hồng, sát chợ Lầm, một chợ lớn của huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc)) đã thay đổi hẳn. Không những thế, Tảo Phú còn được công nhận là làng nghề… “phế liệu”...
 
Làm giàu từ… phế liệu
 
Dọc theo đường đê nhìn xuống xã Tam Hồng, những ngôi nhà cao tầng san sát bên nhau. Anh lái xe buýt đường dài tuyến Hà Nội - Vĩnh Phúc cho hay: “Làng này giờ giàu có lắm. Có ai ngờ đâu người ta lại làm giàu nhanh được nhờ phế liệu…”. Vào tận các ngõ của làng nghề, đâu đâu cũng nghe thấy tiếng máy chạy, tiếng ô tô giao nhận hàng ra vào nườm nượp, chứng tỏ sự ăn nên làm ra của những người dân nơi đây khi chọn được nghề phù hợp.
 
 
Một hộ sản xuất tại làng

Gắn bó suốt 30 năm qua, chứng kiến từng bước thăng trầm của làng nghề, ông Chu Văn Học, trưởng thôn Tảo Phú cho biết: Trước đây làng có nghề thủ công truyền thống đan lát, mây tre, dây thừng. Những năm 1990, một lái buôn, bà con quen gọi là Chiến “chạc”, từ Hà Đông đưa máy lên làm sản phẩm dây thừng nhập lại cho bà con. Thấy sản phẩm làm ra tiêu thụ nhanh nên nhiều gia đình đã mua máy sản xuất dây thừng. Nguyên liệu của sản phẩm này là phế liệu nhựa. Dần dần, nhiều cơ sở, đại lý thu gom phế liệu xuất hiện. Nhiều hộ gia đình bắt đầu có thêm của ăn của để.
 
Anh Nguyễn Văn Hiền là chủ một cơ sở tái chế nhựa thôn Tảo Phú. Nhìn cơ ngơi trị giá hàng tỷ đồng với hệ thống nhà xưởng, trang bị dây chuyền sản xuất tái chế nhựa chất lượng cao, ít ai biết rằng trước đây anh chỉ là người đi thu gom phế liệu rong. Mỗi tháng, cơ sở của anh tiêu thụ được trên 50 tấn sản phẩm tái chế từ nhựa, có mặt trên khắp miền Bắc, mới đây còn sang cả thị trường Trung Quốc. Anh Hiền cho biết: Để làm ra sản phẩm chất lượng, hằng tháng, anh thu gom phế liệu từ đội ngũ nhặt rác và các tỉnh lân cận. Phế liệu là đồ nhựa từ túi nilon, nhựa cứng, đến các loại bao bì xác rắn. Sau khi phân loại, nhựa được tẩy rửa sạch bằng xà phòng, phơi khô cho vào máy nghiền nho, cô lại thành nhựa cao, sau đó cắt thành những hạt nhựa, đóng bao xuất xưởng, hoặc tiếp tục sử dụng sản xuất dây thừng.
 
Anh Viên, chủ một xưởng sản xuất có tiếng khác trong làng cho biết: “Làm nghề này vất vả lắm, nhưng kiếm được tiền và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động phổ thông”. Hiện tại, xưởng của anh Viên có 20 lao động chuyên thu gom, chọn, rửa phế liệu nhựa, với mức lương 1 triệu đồng/tháng, và 5 công nhân kỹ thuật, lương 3 triệu đồng/tháng. Nhiều lao động đã kiếm được tiền, thoát nghèo, nuôi con ăn học đại học.
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Kim Ngọc, Chủ tịch UBND xã Tam Hồng cho biết: “Năm 2006 thôn Tảo Phú được công nhận làng nghề chế biến tơ nhựa. Cả thôn có tới 305 hộ làm nghề, chiếm hơn 80% số hộ làm nghề. Nếu tính cả xã Tam Hồng thì số hộ làm nghề tái chế phế liệu còn cao hơn nhiều. Hằng năm đưa về doanh thu cho xã đạt 15-20 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động. Nhiều hộ gia đình đã trở thành triệu phú, mua sắm được ô tô đắt tiền”.
 
Nỗi lo từ làng nghề
 
Hiện nay, làng ngề chế biến tơ nhựa vẫn xen lẫn với khu dân cư. Chúng tôi rời xa khu vực sản xuất nhưng vẫn còn ngửi thấy mùi khét lẹt của nhựa. Tiếng máy xay ầm ĩ hoạt động hết công suất. Trên trục đường của xã, cảnh người dân cuốn dây thừng hoà lẫn vào những đoàn xe ô tô ra vào lấy hàng. Đặc biệt, tại các khu vực thu gom, phân loại rác, không có chế độ bảo hộ lao động hợp lý sẽ tác động rất nặng nề đến người dân.
 
Thiết nghi,̃ lao động làm nghề tái chế nhựa, làm giàu là nhu cầu chính đáng của người dân. Các cơ quan chức năng cần quan tâm nhiều hơn nữa vấn đề môi trường, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của làng nghề nói chung.
 
Bài và ảnh: PHẠM KIÊN
Tin bài liên quan
Loading...