Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10738
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Nông dân sống chung với…thuốc trừ sâu
Đồi chè Bảo Lâm (Lâm Đồng) đẹp như mơ, song ai đi qua cũng phải…nhanh chân bởi mùi thuốc trừ sâu xông lên nồng nặc. Vậy mà, những người nông dân ở đây vẫn vô tư vừa xịt thuốc, vừa  cười đùa và thậm chí ngả cơm ra ăn ngay tại vườn.
 
Đồi chè Bảo Lâm (Lâm Đồng) đẹp như mơ, song ai đi qua cũng phải…nhanh chân bởi mùi thuốc trừ sâu xông lên nồng nặc. Vậy mà, những người nông dân ở đây vẫn vô tư vừa xịt thuốc, vừa  cười đùa và thậm chí ngả cơm ra ăn ngay tại vườn.
 
Biết độc hại nhưng “cho qua”
 
Anh Nguyễn Đức Lộc – chủ vườn cà phê, chè ấp 3- xã Lộc Ngãi- huyện Bảo Lâm cho hay, hồi đầu mới làm, phun thuốc trừ sâu nhiều cũng thấy..đuối. Nhưng không có cách nào khác bởi mỗi đợt hái xong, chè dứt khoát phải phun thuốc nếu không sẽ hỏng ngay lứa chè sau. Do vậy, anh Lộc cũng như nhiều nông dân khác chấp nhận “sống chung với thuốc trừ sâu”. “Riết rồi cùng quen, thấy cái mùi nó cũng không còn làm mình nhức đầu hay chóng váng, chóng mặt”.
 
 “Nhưng anh có biết về lâu về dài thì việc sử dụng thuốc trừ sâu sẽ khiến anh mắc các bệnh nghề nghiệp không”? Trả lời câu hỏi của tôi, anh Lộc và nhiều người dân Bảo Lâm đều nói: có biết. Thậm chí họ còn từng tận mắt chứng kiến những người trong thôn bị các bệnh liên quan đến phổi và hô hấp do “hít” quá nhiều thuốc trừ sâu. Bởi vậy, bện pháp phòng trừ duy nhất mà họ đang áp dụng là đeo khẩu trang khi xịt thuốc và rửa tay bằng xà phòng khi xong việc.
 
 
 

Những đồi chè xanh ngắt ở Lâm Đồng

Bảo Lâm không phải địa phương duy nhất có những người nông dân thờ ơ với thuốc trừ sâu. Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Giới – Gia đình và Môi trường (CGFED) gần đây cho thấy, khoảng 20 triệu người dân nông thôn hiện đang thường xuyên tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Gần 90% trong số đó là phụ nữ, 98% trường hợp đã lạm dụng thuốc trừ sâu hoặc pha đặc hơn so với hướng dẫn trên bao bì từ 2 – 3 lần, sử dụng thuốc không theo hướng dẫn, không trang bị đầy đủ bảo hộ lao động khi phun.
 
Đáng nói, phần lớn phụ nữ nông thôn không mặc áo mưa, không đeo khẩu trang, kính, găng tay… khi sử dụng thuốc trừ sâu, thậm chí tại một số địa phương người dân còn coi thường thuốc trừ sâu tới mức các vỏ bao sau khi sử dụng vứt lăn lóc trong nhà hoặc sử dụng bình phun thuốc trừ sâu để đựng..nước uống. Thực tế này dẫn tới thực trạng là 70% người sử dụng thuốc trừ sâu đều bị nhiễm độc dưới nhiều triệu chứng khác nhau.
 
Một nghiên cứu khác trên vùng trồng rau ngoại thành TP Hồ Chí Minh còn cho thấy, người dân đã sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu độc hại, Bộ Y tế đã khuyến cáo và cấm sử dụng. “ Rất ít người nông dân hiểu biết thấu đáo về cơ chế phát tán độc hại của thuốc trừ sâu như : hít phải hoặc bám vào bề mặt da khi sử dụng. Do đó, nguy cơ nhiễm bệnh từ thuốc trừ sâu là rất cao, thậm chí không phải chỉ bệnh ngoài da mà cả những bệnh nhiễm độc máu do thuốc trừ sâu thẩm thấu qua da”, kết quả nghiên cứu nói trên khẳng định.
 
Bất lực trong quản lý?
 
Bên cạnh tình trạng nhận thức về tác hại của thuốc trừ sâu đối với người nông dân còn thấp thì công tác quản lý, phòng ngừa nhiễm độc thuốc trừ sâu trong ngành nông nghiệp cũng còn nhiều bất cập. Thống kê tại Hồ sơ quốc gia về ATLĐ cho thấy trong 3 năm từ 2006-2008 số vụ nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật không ngừng gia tăng. Nếu như năm 2006 con số nhiễm độc là hơn 3000 trường hợp, trong đó 1,5% tử vong thì năm 2007 số vụ nhiễm độc đã lên tới gần 5000 người, tủ lệ tử vong chiếm trên 2%. Năm 2008 con số này lên tới gần 7000 vụ, tỉ lệ tử vong khoảng 1,8%.
 
Như vậy, mỗi năm số người nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật tăng lên tới con số trên 1000, trong khi đó Hồ sơ quốc gia ghi nhận tình trạng các báo cáo nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật và tai nạn lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp không được cải thiện. Suốt trong 3 năm, Hồ sơ đều cho thấy số liệu người nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật không được cập nhật đầy đủ, mạng lưới hệ thống báo cáo còn thiếu và yếu. công tác quản lý hóa chất bảo vệ thực vật còn nhiều bất cập và hạn chế.
 
Vụ Y tế Dự phòng- Bộ y tế cho biết, cùng với thực trạng ô nhiễm môi trường lao động trong các làng nghề, trong các khu vực nông thôn, tình trang nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật cũng cần được quan tâm đúng mức. Trong đó, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức là khâu hết sức quan trọng để bản thân người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có ý thức tự bảo vệ mình, không lạm dụng thuốc trừ sâu. Nếu sử dụng phải biết sử dụng theo đúng quy trình, sử dụng an toàn,pha đúng nồng độ, sử dụng các trang bị bảo hộ như áo mưa, kính, khẩu trang, mũ kín đầu, găng tay. Đặc biệt, cần giãn thời gian tiếp xúc trực tiếp với thuốc càng xa càng tốt, tránh hậu quả về sức khoẻ và môi trường.
 
Anh Phương
Tin bài liên quan
Loading...