Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10736
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Phải bảo đảm quyền lợi cho người lao động
Sáng 17/12, tại hội trường Thành ủy Hà Nội số 1 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội, LĐLĐ Thành phố phối hợp với BHXH Thành phố và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Thành phố tổ chức hội nghị “Đối thoại  chính sách BHXH, BHYT, Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn”và hướng dẫn thực hiện Nghị định 122/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2016 cho các doanh nghiệp trong KCN&CX Hà Nội.
 
Chủ trì và trực tiếp truyền đạt, đối thoại về chính sách pháp luật tới cán bộ CĐ và CNLĐ có Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Đặng Minh Thuần; Phó Giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội Bùi Ngọc Hà. Cùng đối thoại với người lao động còn có đại diện Ban Kinh tế chính sách xã hội Tổng LĐLĐ Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH; Ban quản lý các KCN&CX Thành phố... Dự hội nghị có các giám đốc, cán bộ phụ trách nhân sự, cán bộ CĐCS và đại diện NLĐ trong các DN thuộc các KCN Sài Đồng, Phú Nghĩa, Thạch Thất, Quốc Oai...
 
 


Ông Bùi Ngọc Hà -  Phó Giám đốc BHXH giới thiệu về Luật BHXH

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe Phó Giám đốc BHXH Thành phố Bùi Ngọc Hà phổ biến những điểm mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHXH, BHYT đã dược Quốc Hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 20/11/2014 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016. Tiếp đó, các đại biểu nghe Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Đặng Minh Thuần hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc ở DN, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Đặc biệt, hội nghị đã dành phần lớn thời gian để cán bộ doanh nghiệp, cán bộ CĐCS, CNLĐ nêu những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến Luật BHXH, BHYT, Bộ Luật Lao động, Luật CĐ. Các ý kiến tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: về mức đóng, hưởng BHXH, BHYT; cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, TNLĐ, Bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp 1 lần, hưu trí, tử tuất...
 


Đai diện các cơ quan đối thoại với NLĐ

Trước những thắc mắc của CNLĐ về việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Đặng Minh Thuần cho rằng: Thực hiện Nghị định 122, trách nhiệm của BCH CĐ và chủ sử dụng lao động trong các DN là cần đảm bảo làm sao cân đối tài chính khi thực hiện mức lương tối thiểu, không cắt giảm những chế độ bồi dưỡng làm thêm giờ, trợ cấp tiền thưởng… cho NLĐ, như đã thỏa thuận trong các hợp đồng lao động. 

Về vấn đề liên quan đến Luật BHXH, Phó Giám đốc BHXH TP Bùi Ngọc Hà khẳng định: Quan điểm của Đảng là luật phải đảm bảo tính nhân văn, nhân đạo và mục đích an sinh xã hội, mọi người tham gia BHXH đều nhằm được hưởng chế độ hưu trí cho đến cuối đời. Vì vậy, Điều 60 Luật BHXH nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống cho NLĐ, được bảo hiểm thường xuyên và bớt đi gánh nặng cho xã hội. Nhưng Chính phủ cũng ban hành Nghị định 93 để điều chỉnh lại Điều 60 với mục đích hướng mọi người đến việc đều đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí, nhằm hưởng an sinh xã hội dài hạn. Trong Nghị định này cũng quy định, nếu không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì cho hưởng trợ cấp một lần.

Bên cạnh đó, theo ông Hà, cán bộ nhân viên tại những cơ sở khám chữa bệnh theo thẻ BHYT nói riêng và ngành y tế nói chung cần được tập huấn bồi dưỡng nhiều hơn để tăng cường y đức, trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp. “Kể cả ngành BHXH và ngành y đều có hòm thư góp ý, đường dây nóng, nên NLĐ cần chủ động phản ánh trực tiếp về những bức xúc của mình để ngành có cơ sở, căn cứ kịp thời chấn chỉnh những yếu kém, bất cập trong việc phục vụ người dân, DN”, ông Hà đề nghị. 

Liên quan đến quản lý nhà nước về lao động, đại diện Sở LĐ-TB&XH cho biết: Tính lương bình quân ở những người áp dụng thang bảng lương của Nhà nước và tính lượng theo bình quân cả quá trình tại DN, Bộ LĐ&TB&XH hàng năm đều căn cứ vào trượt giá để điều chỉnh, và BHXH cũng phải căn cứ vào điều này, nên NLĐ ở DN tính theo bình quân cả quá trình cũng không hề thiệt thòi. “Không bắt buộc DN tăng bậc lương hàng năm cho tất cả NLĐ, nhưng các DN phải có kế hoạch nâng bậc lương hàng năm cho từng đối tượng lao động khác nhau, để tạo động lực cho họ hăng say phấn đấu trong công việc”, vị đại diện này nhấn mạnh.
 


Các đại biểu dự hội nghị nêu câu hỏi với các sở, ngành chức năng

Nhiều vấn đề khác nêu ra tại buổi đối thoại cũng được lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ Thành phố, BHXH thành phố và các ban ngành chức năng trả lời cụ thể, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.

Cũng tại Hội nghị, đại diện Ban quản lý KCN-CX Hà Nội yêu cầu: DN trong các KCN&CX nhanh chóng rà soát việc thực hiện quy định tiền lương, tiền thưởng đã thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể; chủ DN chủ động phối hợp với tổ chức công đoàn về mức thưởng Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán; tổ chức hội nghị đối thoại với người lao động dịp cuối năm; triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 122…, báo cáo cụ thể về Công đoàn các KCN&CX Hà Nội để có những chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời. Tất cả điều này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, không để xảy ra đình công tập thể dịp cuối năm.
 


Hơn 200 đại biểu tham dự hội nghị

Trước đó, ngày 10/12, một cuộc đối thoại cùng nội dung này đã được tổ chức tại KCN Bắc Thăng Long. Trong thời gian tới, LĐLĐ Thành phố và BHXH Thành phố  sẽ tiếp tục  tổ chức đối thoại ở một số LĐLĐ quận, huyện để CNLĐ và các cấp CĐ, các cơ quan chức năng chung tay tháo gỡ những vướng mắc, nhằm thực hiện tốt Luật BHXH, BHYT, Bộ luật LĐ, Luật CĐ năm 2012, bảo đảm quyền lợi cho NLĐ.
 
Phạm Diệp
Tin bài liên quan
Loading...