Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10699
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Phải vì lợi ích và trách nhiệm của cả 2 bên
Trong tháng 3 này, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã xảy ra 3 vụ ngừng việc tập thể với số lượng CNLĐ tham gia lên đến hàng ngàn người. Các vụ ngừng việc đã gây thiệt hại cho cả hai bên (NLĐ và chủ DN) và việc giải quyết chỉ có thể thành công khi xuất phát từ lợi ích và trách nhiệm của cả hai phía.
 
 
3 vụ ngừng việc liên tiếp

Trưa ngày 14.3, tại Cty TNHH Grand Ocean (LĐLĐ huyện Bình Giang), 120 CNLĐ bắt đầu dừng việc với một số yêu cầu: Tăng đơn giá hàng, điều chỉnh bữa ăn trưa, điều chỉnh cách tính tiền lương làm tăng ca... Ngay sau khi biết tin, LĐLĐ huyện đã phối hợp với Phòng LĐTBXH tham gia giải quyết.
 
Tuy nhiên, cũng phải sau hơn 3 ngày thương thuyết với chủ DN mới có kết quả và sáng 18.3, CNLĐ trở lại làm việc. Ngày 15.3, tại Cty TNHH MTV Tea-U Trading Korea (LĐLĐ thị xã Chí Linh), 200 CNLĐ cũng tự phát dừng việc tập thể với lý do từ năm 2011 đến nay, Cty chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ, do vậy các chế độ ốm đau, thai sản của CNLĐ không được thanh toán; điều kiện làm việc không đảm bảo: Ánh sáng, nhà vệ sinh, lối thoát hiểm, phòng y tế không có trang thiết bị sơ cứu tối thiểu, không có bảo hộ lao động; thường xuyên chậm thanh toán tiền lương từ 2 - 5 ngày...

Nghiêm trọng nhất là vụ ngừng việc tập thể của khoảng 3.000 CNLĐ của Cty may xuất khẩu SSV (LĐLĐ huyện Gia Lộc), kéo dài trong vòng 7 ngày (từ 17 - 23.3). Lý do dừng việc ở Cty này lại chủ yếu liên quan đến đòi hỏi một số lợi ích như: Tăng tiền xăng xe, tiền con nhỏ, tiền thâm niên, tiền ăn trưa... Qua nhiều buổi hòa giải, sang ngày thứ 6, Cty đã đồng ý tăng tiền xăng xe từ 250.000 - 300.000đ/tháng, còn các lợi ích khác không giải quyết. Vì thế, vụ dừng việc tập thể vẫn tiếp diễn, mặc dù Cty đã thông báo, nếu NLĐ không vào làm việc thì sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng...

Phải vì lợi ích và trách nhiệm của cả 2 bên

Ở cả 3 DN nói trên đều có CĐCS, nhưng do chưa chủ động hoặc chưa xây dựng được quan hệ tốt với chủ DN nên để xảy ra các tình trạng đáng tiếc nêu trên. Trong quá trình giải quyết vụ dừng việc tập thể ở Cty may xuất khẩu SSV, tổ công tác (LĐLĐ huyện, Sở LĐTBXH, công an huyện) đánh giá: Cty không có sai phạm gì về chế độ chính sách của NLĐ do luật quy định. Còn những vấn đề NLĐ kiến nghị, Cty không giải quyết với lý do là DN còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được. Bởi thế, nếu như trước đó, CĐCS chủ động nắm bắt tình hình, giải thích, hòa giải với cả hai phía thì có lẽ không xảy ra sự việc đáng tiếc nêu trên.

Trường hợp của Cty TNHH MTV Tea-U Trading Korea cho thấy, DN này đã vi phạm quyền lợi của NLĐ trong một thời gian dài, nhưng BCH CĐCS không chủ động kiến nghị giải quyết dứt điểm hoặc báo cáo lên CĐ cấp trên.

Bà Nguyễn Thị Yến - Chủ tịch LĐLĐ thị xã Chí Linh, địa bàn có Cty TNHH MTV - chia sẻ kinh nghiệm: Ngay khi nhận được tin, LĐLĐ đã cử người đến nắm bắt tình hình, dù khi đó chưa thành lập được đoàn công tác liên ngành. Trong quá trình giải quyết, LĐLĐ đã giải thích rõ với CNLĐ và chủ DN đâu là quyền lợi hợp pháp, đâu là lợi ích.
 
Nếu là quyền lợi thì chủ DN bắt buộc phải thực hiện; còn lợi ích thì chỉ có thể giải quyết trên cơ sở thỏa thuận. Ông Vũ Xuân Chuyền - Chủ tịch LĐLĐ huyện Bình Giang - cho biết, vai trò của TƯLĐTT rất quan trọng. Những nơi có TƯLĐTT thì ít xảy ra dừng việc tập thể.
Tin bài liên quan
Loading...