Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10548
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
PHẢN HỒI: Công nhân may giày được hưởng chế độ nặng nhọc, độc hại
Chiều 7-7, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động qua điện thoại, ông Nguyễn Huy Ban - Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội VN- cho biết: “Nội dung mà Báo Người Lao Động phản ánh trong bài “Bảo hiểm xã hội VN: Làm trái chức năng gây thiệt hại cho hàng vạn người lao động” đăng ngày 7-7 là hoàn toàn chính xác. Ông Ban cho biết đã chỉ đạo các ban chức năng nghiêm túc xem xét lại vấn đề này và “sẽ trả lời cho quý báo trong thời gian sớm nhất”.
 
 
Trước đó, ngày 4-7, Vụ Bảo hộ Lao động (Bộ LĐ-TB-XH) đã có văn bản gửi Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) đề nghị cho ý kiến về việc giải thích rõ nghề “may công nghiệp” đủ điều kiện để xếp vào lao động loại IV (lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Theo đó, quan điểm của Vụ Bảo hộ Lao động là người lao động trực tiếp làm công việc may các loại sản phẩm (vải, len, da, giày...) trong dây chuyền may công nghiệp ở các doanh nghiệp (DN) và có đặc điểm về điều kiện lao động “tư thế lao động gò bó, công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác và mệt mỏi thần kinh tâm lý” thì được xếp vào công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm loại IV.

Tiếp xúc với phóng viên Báo Người Lao Động vào sáng 7-7, ông Lê Bạch Hồng, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết: Chúng tôi đồng tình với quan điểm của Vụ Bảo hộ Lao động về việc công nhận lao động làm may công nghiệp trong các doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm vải, len, da, giày... được xếp vào công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm loại IV. Trong ngày hôm nay, chúng tôi sẽ có văn bản trả lời chính thức cho Vụ Bảo hộ Lao động. Sau khi Vụ Bảo hộ Lao động tổng hợp trình lãnh đạo, Bộ LĐ-TB-XH sẽ có công văn hướng dẫn cụ thể cho các địa phương theo tinh thần trên trong thời gian sớm nhất.

Đ.Minh
Tin bài liên quan
Loading...