Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 12364
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Phu gạch tuổi…lên 10
Gia cảnh khó khăn, không ít trẻ em lên 9, lên 10 ở các vùng quê của tỉnh Nghệ An phải sớm lăn lộn mưu sinh ở những khu chợ hoặc nơi sản xuất gạch ngói...
 


Còn nhỏ tuổi nhưng những đứa trẻ ở xã Quỳnh Văn sớm phải bốc gạch mưu sinh. Ảnh: Thạch Quỳnh

Tay phồng rộp vì dắt trâu thuê
 
Những ngày cuối tháng 5, chúng tôi có mặt tại chợ Ú, một trong những chợ trâu bò lớn nhất khu vực miền Trung nằm ở xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An. Mỗi khi diễn ra phiên chợ, nơi đây đã tạo việc làm cho hàng trăm hộ gia đình ở xã Đại Sơn và những khu vực phụ cận. Hòa trong số những người đi “đòi trâu” (hay còn gọi là dắt trâu thuê) là những đứa trẻ đang trong độ tuổi cắp sách tới trường.
 
Được biết, chợ Ú thường họp 6 phiên mỗi tháng vào các ngày mồng 1, 6, 11, 16, 21, 26 Âm lịch. Một tiểu thương buôn trâu bò ở chợ Ú cho biết, mỗi phiên chợ thường bắt đầu từ lúc mặt trời chưa ló rạng và kết thúc vào khoảng 11 giờ trưa.
 
Tại chợ Ú, những đứa trẻ từ 10-13 tuổi cũng có mặt tại đây từ sáng sớm để mưu sinh. Theo quan sát, đứa trẻ nào cũng khoác trên mình bộ đồ cũ kỹ, đầu trần, chân nhuốm bùn đất, da mặt cháy đen vì nắng. Hỏi ra được biết, phần lớn em nhỏ dắt trâu thuê đến từ các xã Trù Sơn, Đại Sơn của huyện Đô Lương và xã Nghi Văn của huyện Nghi Lộc.
 
Em Nguyễn Cảnh Hưng (quê ở xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc) dáng người nhỏ thó, mặt đen nhẻm bẽn lẽn khi trò chuyện cùng người lạ. Hưng năm nay 12 tuổi nhưng đã có “thâm niên” 2 năm đi dắt trâu tại chợ này. Nhà đông anh em, gia cảnh khó khăn nên thấy ở trong làng một số người thường tới đây dắt trâu thuê, Hưng cũng theo đi từ năm 10 tuổi.
 
Hưng kể, vì nhà xa nên mỗi phiên chợ em thường thức dậy từ lúc 4 giờ sáng và cùng đám bạn đến đây lúc 6 giờ nên chẳng kịp ăn lót dạ. Hành trang mang theo bên người của Hưng chỉ là một chai nước lọc để uống dọc đường cho đỡ khát. “Đi đòi trâu mệt lắm chú à! Nhiều lúc đi qua quán kem hay quán chè, nước mía, cháu thèm quá mà chỉ biết chép miệng, mong cho tới nơi giao trâu mới được nhận tiền. Nhà cháu nghèo nên tranh thủ những lúc nghỉ học để đến đây kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Ngày nào đỏ thì kiếm được 50.000 - 60.000 đồng”, Hưng cho hay.
 
Em Nguyễn Văn Linh (13 tuổi) cũng là người ở xã Nghi Văn, đang có mặt tại chợ Ú. Nhà 5 anh em, là con đầu, gia cảnh khó khăn nên Linh không có điều kiện tới trường đều đặn như bao bạn bè cùng trang lứa. Đi học buổi được, buổi mất nên từ một học sinh tiên tiến hồi cấp 1, lên cấp 2 Linh phải ở lại lớp một năm và chỉ được học lực trung bình.
 
Khi được hỏi đi “đòi trâu” có khó lắm không, Linh nhanh nhảu đáp: “Cháu thấy người ta và các bạn dắt được thì cũng vô dắt thôi”. Rồi em cho biết thêm: Đi đòi trâu nghĩ thì đơn giản nhưng để khống chế được những con trâu nhát và bướng thì không phải chuyện đơn giản. Có hôm dắt trâu đi hàng chục cây số, bàn tay em phồng rộp, đau mấy ngày...
 
Đang nói chuyện với tôi thì một thương lái tiến đến nhờ Hưng dắt trâu thuê. Hôm nay, em được người buôn trâu thuê dắt 3 con trâu mới lớn về xã Trù Sơn cho khách. Những con trâu Hưng được thuê dắt còn non nên chúng rất bướng và nhát. Khó khăn lắm, cậu bé 12 tuổi mới kéo được 3 con trâu ra đường cái. Bàn chân trần nhuốm bùn đất của Hưng lầm lũi tiến về phía đường xa, hai tay em nắm chặt những sợi dây dắt 3 con trâu bướng bỉnh kéo đi. Chuyến “đòi trâu” này, Hưng được thương lái trả 50.000 đồng tiền công.
 
Được biết, tiền công dắt thuê mỗi con trâu bò, bất kỳ lớn hay nhỏ đều như nhau. Gần thì 5.000-10.000 đồng, còn sang xã khác thì vài chục nghìn đồng.
 
Trong số hơn chục đứa trẻ làm nghề dắt trâu bò ở chợ Ú, có những em quê ở xã Đại Sơn tranh thủ có mặt từ sáng sớm và dắt một chuyến xong về tắm rửa để kịp đi học vào buổi sáng. Tuy nhiên, cũng có em bỏ học để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình.
 
Những năm gần đây nhiều xe tự chế và cả xe tải nhỏ cũng tham gia chuyên chở trâu bò khiến đội ngũ dắt thuê ở chợ Ú, trong đó có những đứa trẻ không còn dễ dàng kiếm được việc.
 
10 tuổi đã đi kiếm sống
 
 


Còn nhỏ tuổi nhưng những đứa trẻ ở xã Quỳnh Văn sớm phải bốc gạch mưu sinh. Ảnh: Thạch Quỳnh
 
Rời chợ Ú, tôi tìm về hai xã Quỳnh Văn, Quỳnh Thạch là những địa phương có nghề sản xuất gạch táp-lô lớn nhất huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
 
Tạm biệt đau lưng, đau đầu gối và khớp xương nếu bạn sử dụng...Tạm biệt đau lưng, đau đầu gối và khớp xương nếu bạn sử dụng... Bác sĩ: “Nếu bạn không dùng thứ này thường xuyên, khớp sẽ gặp nguy hiểm thực sự”Bác sĩ: “Nếu bạn không dùng thứ này thường xuyên, khớp sẽ gặp nguy hiểm thực sự” Một chàng trai tiết lộ bí quyết để anh kiếm được 9.000€ mỗi tháng ngay tại nhàMột chàng trai tiết lộ bí quyết để anh kiếm được 9.000€ mỗi tháng ngay tại nhà
 
Trên tuyến đường dọc quốc lộ 1A qua hai xã này và tuyến đường lên các bãi đá thuộc vùng giáp ranh giữa hai xã Quỳnh Văn và Quỳnh Tân (đoạn qua xóm 12, 13 xã Quỳnh Văn) những bãi đúc gạch táp-lô mọc lên với số lượng ngày một nhiều đã tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Điều đáng nói là không ít em nhỏ cũng tham gia làm công việc nặng nhọc này.
 
Dưới cái nắng gay gắt của ngày hè, một toán phụ nữ, người già và các em nhỏ mồ hôi nhễ nhại đang tất tả bốc gạch táp-lô lên xe ôtô. Sau hai tiếng làm việc cật lực, 13 người (trong đó có hơn nửa là trẻ em) được chủ xe ôtô trả 150.000 đồng. Sau khi chia nhau số tiền ít ỏi, toán người này cùng với những em nhỏ lại tụ tập thành từng tốp để chờ đợi chuyến xe ôtô khác vào thuê bốc gạch. Được biết, những em nhỏ đến các bãi đúc gạch táp-lô làm thuê kiếm tiền đều là những học sinh từ lớp 5 đến lớp 9, có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sớm phải bươn chải kiếm tiền phụ giúp gia đình.
 
Qua quan sát của PV, tất cả các em nhỏ bốc gạch thuê ở đây đều không hề được trang bị bất cứ một trang thiết bị bảo hộ lao động nào. Vì vậy, việc bị những viên gạch rơi trúng chân, sứt tay chảy máu không phải là chuyện hiếm gặp. Những đôi bàn tay non nớt trầy xước, chai sạn vì bốc gạch thuê.
 
Lấy tay gạt mồ hôi chảy ròng trên trán, em Trần Thị Ánh, học sinh lớp 6 ở Quỳnh Văn tranh thủ đếm những đồng tiền công ít ỏi được chia phần sau 1 tiếng đồng hồ bốc gạch lên xe ô tô. Theo một phụ nữ trong nhóm bốc gạch thuê, Ánh nhà nghèo, đông anh em nên không chỉ khi nghỉ hè mà ngoài giờ học trên lớp, em thường cùng các bạn trong xóm đi bốc gạch thuê kiếm thêm tiền về mua sách vở. Một ngày làm việc cật lực, Ánh và những “phu gạch” trẻ em ở đây nhiều nhất cũng chỉ kiếm được 30.000- 40.000 đồng, nhưng có ngày chờ cả buổi không có việc, các em đành phải ra về tay trắng.
 
Khi hỏi về việc thuê những đứa trẻ bốc gạch, chủ một bãi đúc gạch táp-lô ở xóm 12, xã Quỳnh Văn phân trần: “Nhìn các cháu làm việc mệt nhọc vậy, tui cũng thương lắm nhưng không thuê chúng nó và mấy bà, mấy chị ở đây thì lấy ai bốc gạch lên xe cho họ chở đi?!”.
 
 Theo GĐXH
 
Tin bài liên quan
Loading...