Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10729
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Quy định về thời gian lao động của đối tượng cai nghiện?
Xin hỏi có văn bản nào quy định về thời gian lao động, nghỉ ngơi và chế độ đối với đối tượng cai nghiện tại các Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động - xã hội không? Trung tâm quy định đối tượng cai nghiện phải lao động 12 giờ/ngày và không được nghỉ chủ nhật có sai quy định không? Tôi xin cảm ơn!
 
Mọi hướng dẫn xin gửi tới địa chỉ của tôi là:
 
Nguyenanhsonthainguyen@gmail.com Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
 
Gửi bởi: Nguyen Anh Son 

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo quy định tại Điều 32, Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh về chế độ lao động thì:
 
“Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh phải tuân thủ chế độ, thời gian làm việc theo quy định của pháp luật lao động và được trang bị bảo hộ lao động, bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động theo quy định.”
 
Như vậy, về thời gian lao động, Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - Lao động xã hội phải thực hiện theo quy định của pháp luật lao động. Cụ thể, theo Điều 68 Bộ luật Lao động, được hướng dẫn tại Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 thì thời giờ làm việc được quy định như sau:
 
“1 - Thời giờ làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường là:
 
- Không quá tám giờ trong một ngày;
 
- Không quá 48 giờ trong một tuần.
 
2 - Thời giờ làm việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được rút ngắn từ một đến hai giờ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
 
3 - Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm:
 
- Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc;
 
- Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công việc;
 
- Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người;
 
- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
 
- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với người lao động nữ trong thời gian hành kinh;
 
- Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động;
 
- Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
 
- Thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép.”
 
Như vậy, thời gian lao động phải được thực hiện theo quy định chúng tôi viện dẫn ở trên. Nếu có sự thỏa thuận giữa Trung tâm và các học viên (người lao động) thì có thể quy định giờ làm thêm, và theo khoản 1, Điều 5, Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 thì: “1. Thời giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc. Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần thì tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày không vượt quá 12 giờ.”
 
Như vậy, bạn có thể tham khảo các quy định của chúng tôi nêu trên để giải đáp thắc mắc của mình.
 
Các văn bản liên quan:
Bộ luật Kh&
 
Trả lời bởi: z 
Tin bài liên quan
Loading...