Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10051
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Quyền và lợi ích của giáo viên khi chuyển sang chế độ hợp đồng lao động
Trao đổi về quyền và lợi ích khi thực hiện bỏ biên chế công chức, viên chức giáo viên sang chế độ hợp đồng lao động, ông Nguyễn Phú Thắng – Giám đốc Hãng luật Intercode cho biết.

Trước hết, phải khẳng định rằng chủ trương lớn của ngành giáo dục khi chuyển từ biên chế sang chế độ hợp đồng lao động thì giáo viên trường công cũng như giáo viên trường tư, là hướng đến tạo ra thị trường lao động đúng nghĩa. Dù trường công hay tư thì cũng đều lấy chất lượng và chuẩn mực giáo viên làm tiêu chuẩn đánh giá. Đều này là tất yếu ở các nước có nến giáo dục phát triển.
 
 
"Hợp đồng làm việc" của viên chức và "hợp đồng lao động" về cơ bản không khác nhau  đáng kể. Về quyền lợi thì giáo viên khi chuyển sang chế độ "hợp đồng lao động" vẫn được đảm bảo đầy đủ các quyền lợi như viên chức, từ hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể cho đến các ưu đãi.
 
Điều 23 Bộ luật lao động 2012 bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung sau trong hợp đồng: công việc và địa điểm làm việc, thời hạn của hợp đồng, mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, chế độ nâng lương, bậc lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề.
 
Luật viên chức 2010 quy định việc xác lập quan hệ lao động giữa giáo viên và cơ sở giáo dục công lập bằng "Hợp đồng làm việc". Điều này gây khó khăn cho công tác đánh giá hoàn thành nhiệm vụ hay không để có căn cứ xử lý kỷ luật hoặc sa thải. Do vậy, giáo viên gần như không phải chịu áp lực. Do vậy, việc chuyển từ "hợp đồng làm việc" theo Luật viên chức sang "hợp đồng lao động" yêu cầu giáo viên phải nâng cao trách nhiệm hơn trong công việc. Cơ chế của một bản "hợp đồng lao động" sẽ linh hoạt hơn, sòng phẳng hơn, phù hợp với kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo thực thi quyền, nghĩa vụ cho các bên đúng luật định.
 
Vậy thực hiện hợp đồng lao động đối với giáo viên, cần những điều kiện nào để phát huy tốt nhất hiệu quả công tác, cũng như đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho nhà giáo?
 
Để phát huy tốt nhất hiệu quả công tác, cũng như đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho nhà giáo theo tôi cần lưu ý những điểm sau:
 
Một :Việc chuyển đổi cần có lộ trình thích hợp để đảm bảo không gây xáo trộn lớn. Theo Luật viên chức 2010, giáo viên công tác tại các cơ sở giáo dục công lập là viên chức nhà nước được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Nếu chuyển sang chế độ hợp đồng lao động theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì nhà nước sẽ không lấy ngân sách ra trả lương cho giáo viên, các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ tự thu chi, tự chủ về nhân lực. Đây là sự thay đổi lớn, nếu không có được nghiên cứu, đánh giá và thí điểm thận trọng có thể gây ra một hệ quả không mong muốn, đặc biệt đối với lĩnh vực giáo dục, rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trên diện rộng.
 
Hai: Việc chuyển đổi cần thực hiện bằng phương thức "mềm mại"
 
Nghề giáo xưa nay được tôn vinh là nghề cao quý, đồng thời mang tính đặc với sự nghiệp “trồng người”. nên mặc dù việc xác lập lại quan hệ việc làm là bắt buộc nhằm tạo ra thị trường lao động theo xu hướng hiện đại, tất yếu, nhưng khi thực hiện không để xã hội, dư luận thay đổi hẳn nhận thức về sứ mệnh cao cả của của những "kỹ sư tâm hồn".
 
Ba: Việc trao quyền tự chủ nhân lực vào hiệu trưởng theo cơ chế hợp đồng, quyền lực của hiệu trưởng sẽ lớn, nên cần phải duy trì ở một mức độ vừa đủ với một cơ chế giám sát đối với hiệu trưởng, thông qua vai trò của hội đồng nhà trường, chi bộ Đảng, công đoàn và thanh tra giáo dục.
 
Luật sư Nguyễn Phú Thắng (Giám đốc Hãng luật Intercode)
Tin bài liên quan
Loading...