Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10713
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Sao nỡ tuyệt tình?
Nhiều doanh nghiệp phớt lờ, bỏ mặc người lao động bị tai nạn, lạnh lùng đuổi việc công nhân khi nghỉ bệnh, nằm cấp cứu ở bệnh viện…
 
 

 
Sau lần bị tai nạn lao động (TNLĐ) cách đây hơn 1 năm, anh Nguyễn Văn Dương, nguyên công nhân (CN) Công ty TNHH Dân Nhật (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), bị gãy đốt sống, gãy cột sống ngực - thắt lưng. Vì những tổn thương đó, anh Dương bị liệt nửa người, mất khả năng lao động. Thế nhưng đến nay, anh chưa nhận được tiền lương và bất cứ khoản trợ cấp nào từ công ty.
 
Né trách nhiệm
 
Anh Dương làm việc tại công ty từ tháng 9-2013 với công việc là CN kho. Sáng 6-9-2014, anh được giao nhiệm vụ làm vệ sinh mái nhà kho nhưng không được trang bị bảo hộ lao động. Khi đang làm việc, mái tôn nhà kho bị sập, anh rơi xuống đất và được đồng nghiệp đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Thủ Đức. “Khi làm thủ tục mổ, chị Yến, kế toán của công ty, cũng có mặt và yêu cầu em gái tôi ký tờ giấy xác nhận là tôi bị tai nạn ở bên ngoài. Lúc đó, do quá bối rối và sợ công ty không thanh toán chi phí mổ nên em tôi đã ký. Chính vì vậy, trong các chứng từ ở bệnh viện đều ghi tôi bị tai nạn sinh hoạt” - anh Dương kể.
 
 
 
 

Hơn 1 năm nay, cuộc sống của anh Nguyễn Văn Dương gặp rất nhiều khó khăn
 
 
Cũng theo anh Dương, từ khi bị TNLĐ đến nay, công ty chỉ đồng chi trả viện phí, khoảng 39 triệu đồng. Ngoài ra, anh không được nhận lương cũng không được công ty chi trả bất cứ khoản nào khác. Chưa hết, đại diện công ty còn đến gặp và đề nghị anh xin nghỉ việc thì công ty sẽ bồi thường 50 triệu đồng để kết thúc vụ việc nhưng anh Dương từ chối.
 
Trao đổi với chúng tôi, bà Đặng Thị Kim Yến, kế toán của công ty và ông Đỗ Minh Đức, quản lý, đều thừa nhận anh Dương bị TNLĐ khi đang làm việc tại nhà kho của công ty. Chính ông Đức là người đưa anh Dương đi cấp cứu và bà Yến mang tiền đến bệnh viện chi trả viện phí. Bên cạnh đó, vị luật sư được công ty ủy quyền giải quyết vụ việc cũng thừa nhận sự việc và cho biết: “Công ty có tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho anh Dương đến tháng 9-2015, hiện công ty đang tiến hành các thủ tục để giải quyết quyền lợi cho anh theo đúng quy định”. Thế nhưng đến nay, anh Dương vẫn chưa nhận được thông tin gì từ phía công ty trong khi cuộc sống của anh hiện rất khó khăn.
 
Quay lưng với người lao động
 
Cũng bị doanh nghiệp quay lưng khi lâm vào cảnh ốm đau, bệnh tật là chị Nguyễn Thị Tuyết, CN Công ty S.B (huyện Hóc Môn, TP HCM). Hợp đồng lao động (HĐLĐ) của chị đến ngày 15-10-2015 mới hết hạn. Ngày 8-5, khi đang làm việc, không chịu nổi cơn đau cột sống hành hạ, chị xin phép tổ trưởng và cán bộ kỹ thuật, đồng thời nhờ 2 cán bộ này báo với quản lý người Hàn Quốc cho phép chị đi khám bệnh. Khi đến khám tại Bệnh viện Hóc Môn, bác sĩ chẩn đoán chị bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, lồi đĩa đệm nên yêu cầu chị nhập viện.
 
Sau 20 ngày nằm viện, ngày 28-5, chị quay lại làm việc, nộp đầy đủ giấy tờ theo đúng quy định. Thế nhưng ngày 1-6, chị bất ngờ nhận được thông báo chấm dứt HĐLĐ kể từ ngày 30-6. Chị đã 3 lần đến gặp quản lý để xin được tiếp tục làm việc song đều bị từ chối. Không còn cách nào khác, chị Tuyết đành nghỉ việc và kiện ra tòa. Khi tòa mời, đại diện công ty không đến với lý do “không thể tham dự phiên tòa vô lý này” và gửi văn bản giải trình vụ việc. Nội dung văn bản nêu rõ ngày 1-7, xét thấy quy trình ra thông báo chấm dứt HĐLĐ thiếu thuyết phục, chưa đầy đủ trình tự, công ty đã ra quyết định tuyên hủy thông báo và dừng việc tống đạt quyết định thôi việc đến chị Tuyết; yêu cầu phòng tổ chức hành chính phối hợp với ban chấp hành Công đoàn mời người lao động trở lại làm việc song chị Tuyết không quay lại. “Tôi chỉ nhận được quyết định hủy thông báo chấm dứt HĐLĐ vào ngày 18-8 từ cán bộ tòa án chứ không phải từ công ty. Công ty cho tôi nghỉ việc bằng văn bản thì khi mời tôi trở lại làm việc cũng phải bằng văn bản chứ nói miệng thì làm sao tôi tin được?” - chị Tuyết giải thích.
 
Tin bài liên quan
Loading...