Vấn đề sức khỏe và an toàn lao động là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với mỗi người lao động và người sử dụng lao động
Sức khỏe và an toàn trong lao động
Đây là vấn đề được đề cập nhiều nhất và được quan tâm nhất từ phía chính phủ và nhà nước
Có chú trọng vào an toàn lao động mới mong đẩy mạnh được lao động và nâng cao kinh tế cho đất nước
Các vấn đề chung
Người sử dụng lao động phải quan tâm
Bộ luật Lao động đặt trách nhiệm cho tất cả các bên tham gia phải đảm bảo an toàn nơi làm việc và yêu cầu mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Người dụng lao động phải đảm bảo môi trường làm việc đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; và đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại liên quan sức khỏe và an toàn lao động.
Sử dụng lao động cũng phải đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của người lao động và môi trường (bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh lao động) khi xây dựng mới hoặc cải tạo các cơ sở mới hoặc khi mua sắm các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, sức nóng, độ ẩm, tiếng ồn, độ rung, và các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường. Người sử dụng lao động cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động đã được công bố và áp dụng. Người sử dụng lao động phải kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng.
Người lao động cũng có các nghĩa vụ nhất định trong việc đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc bao gồm: chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; sử dụng và bảo dưỡng các thiết bị bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có yêu cầu của người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sử dụng từ 10 lao động trở lên, người sử dụng lao động phải cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trước tiên phải được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Nguồn: Điều 133, 137, 138 của Bộ luật Lao động (Luật số 10/2012/QH13)
Bảo hộ miễn phí
Bộ luật Lao động quy định người lao động làm các công việc nguy hiểm và/hoặc độc hại phải có đầy đủ quần áo bảo hộ và các thiết bị bảo hộ. Các trang bị
bảo hộ lao động cá nhân phải đạt các tiêu chuẩn về chất lượng. Người lao động cũng phải sử dụng các thiết bị bảo hộ này theo các quy định đã được công bố của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nghị định của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân. Phương tiện bảo bảo vệ cá nhân được người sử dụng lao động trang cấp cụ thể bao gồm: phương tiện bảo vệ cho đầu, mắt và khuôn mặt, cơ quan thính giác, cơ quan hô hấp, tay, chân, thân thể, thiết bị bảo hộ phòng chống ngã từ trên cao và chống điện giật. Người lao động tiếp xúc với các yếu tố sau đây (hoặc làm việc trong các điều kiện làm việc sau đây) phải được cung cấp phương tiện bảo hộ lao động: tiếp xúc với các yếu tố vật lý bất lợi; tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại; tiếp xúc với các môi trường sinh học có hại và môi trường làm việc không thuận lợi (virus, vi khuẩn có hại, côn trùng gây hại; phân ô nhiễm, nước, rác thải, nước thải; các yếu tố sinh học có hại khác); và làm việc với các máy móc, thiết bị, công cụ lao động, hoặc ở các vị trí có nguy cơ cao về tai nạn lao động; làm việc trên cao, trong các hầm mỏ, và nơi thiếu dưỡng khí; làm việc dưới nước, trong rừng hoặc ở điều kiện lao động nguy hiểm và độc hại khác.
Người sử dụng lao động phải trang bị các thiết bị bảo vệ cá nhân cho người lao động miễn phí và nghiêm cấm việc người sử dụng lao động trả tiền thay cho trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân hoặc giao tiền cho người lao động mua các thiết bị bảo hộ cá nhân.
Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn để người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo hộ cá nhân thích hợp và phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện này. Người sử dụng lao động phải bố trí nơi cất giữ và bảo trì các phương tiện bảo hộ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, hoặc người chế tạo các phương tiện bảo hộ cá nhân này.
Nguồn: Thông tư số 10/1998/TTBLÐTBXH; Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH; Điều 149 Bộ luật Lao động (Luật số 10/2012/QH13)