Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10736
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Tác động của Hiệp định TPP đối với kinh tế Việt Nam
Sau 5 năm tích cực đàm phán, sáng ngày 05/10/2015 đã trở thành thời khắc lịch sử đối với 12 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương (gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây, Ca-na-đa , Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-go, Hoa Kỳ và Việt Nam) với tuyên bố chính thức hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
 
Với những tiêu chuẩn cao và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia, TPP sẽ là một hiệp định toàn diện, cân bằng, góp phần tăng cường sự minh bạch, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo; TPP sẽ hình thành một khu vực mậu dịch tự do chiếmtới 40% kinh tế toàn cầu, và được dự báo sẽ bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm; TPP cũng sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷ USD vào năm 2025.
1. Vai trò của TPP trong bối cảnh hiện nay
Với tư duy mở cửa chưa từng có, TPP vừa được 12 nước thống nhất sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường, hỗ trợ phát triển sản xuất trong toàn khu vực và xác lập tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu. Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham gia đàm phán TPP đã thống nhất đạt một hiệp định với tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng, qua đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ việc làm, thúc đẩy sáng tạo, hiệu quả và tính cạnh tranh của các nền kinh tế. Các nước cũng kỳ vọng thỏa thuận này sẽ giúp nâng cao mức sống của người dân, giảm nghèo, khuyến khích sự minh bạch, hiệu quả điều hành cũng như cải thiện việc bảo vệ người lao động, môi trường. TPP cũng được xem là bước quan trọng trong việc tiến gần tới mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực Châu á – Thái Bình Dương.
Những vấn đề chính thể hiện rõ vai trò cũng như kỳ vọng TPP được coi là hiệp định của thế kỷ 21 thể hiện đó là:
1.1. Những điểm mấu chốt
5 thành tố sau đây giúp TPP được coi là một thỏa thuận của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩnmới cho thương mại toàn cầu để giải quyết những vấn đề của thời đại mới:
Tiếp cận thị trường toàn diện: TPP đưa ra chính sách miễn - giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan với hầu hết các loại hàng hóa, dịchvụ và đầu tư, tạo ra cơ hội và những lợi ích mới cho kinh doanh, người lao động cũng như người tiêu dùng.
Đưa ra cam kết mang tính khu vực: TPP tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất, chuỗi cung ứng nâng cao hiệu quả và hỗ trợ mục tiêu củaviệc tạo ra và hỗ trợ việc làm, nâng cao đời sống. Hiệp định cũng tăng cường năng lực giám sát, tạo điều kiện hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước.
Giải quyết những thách thức mới: TPP khuyến khích đổi mới, hiệu quả và cạnh tranh bằng cách giải quyết những vấn đề mới, bao gồm phát triển kinh tế điện tử, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.
Thương mại toàn diện: TPP bao gồm các yếu tố mới nhằm đảm bảo các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có thể được hưởng lợi từ thương mại. Nó bao gồm các cam kết để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa hiểu Hiệp định, tận dụng cơ hội của nó, và mang lại những thách thức riêng của họ với sự quan tâm của các chính phủ. TPP còn bao gồm các cam kết cụ thể về phát triển và xây dựng năng lực thương mại, để đảm bảo rằng tất cả các bên có khả năng đáp ứng các cam kết trong Hiệp định và tận dụng đầy đủ các lợi ích của nó.
Nền tảng cho hội nhập khu vực: TPP được kỳ vọng tạo ra một nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực và có thể cho phép các nền kinh tế khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tham gia.
1.2. Phạm vi
TPP bao gồm 30 chương, đề cập đến thương mại và các vấn đề liên quan: Từ thương mại hàng hoá, hải quan, thuận lợi thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật; đầu tư, dịch vụ, thương mại điện tử, mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường... Những vấn đề này giúp TPP đáp ứng yêu cầu phát triển, khảnăng cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và các quy định về thể chế.
Cùng với việc cập nhật những tiến bộ của các FTA thế hệ trước, TPP kết hợp các vấn đề thương mại mới đang nổi lên và các vấn đề xuyên suốt. Chúng bao gồm các vấn đề liên quan đến Internet và các nền kinh tế kỹ thuật số, sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước trong thương mại quốc tế và đầu tư, khả năng của các doanh nghiệp nhỏ tận dụng lợi thế của Hiệp định thương mại và các chủ đề khác.
TPP tập hợp 12 nước có điều kiện địa lý, ngôn ngữ và lịch sử, quy mô và mức độ phát triển khác nhau. Các nước trong khối đều nhận thức rằng điều này là một tài sản độc đáo nhưng cũng yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ, xây dựng năng lực chocác nước ở trình độ phát triển thấp hơn. Trong một số trường hợp, giai đoạn chuyển đổi và cơ chế đặc biệt cho phép một số thành viên TPP một khoảng thời gian bổ sung cần thiết để nâng cao năng lực thực thi các nghĩa vụ mới.
1.3. TPP tạo ra các quy tắc thương mại khuvực
TPP được quy định trong 30 chương. Các lộ trình cam kết và phụ lục được quy định kèm theo các chương này liên quan tới thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ và nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh. Ngoài ra, chương về Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các ngoại trừ của từng nước được quy định trong phụ lục kèm theo.
2. Những ích lợi và thiệt hại, phát sinh khi tham gia Hiệp định TPP của một số nước thành viên
TPP được xem là thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử nhân loại, giúp giảm thuế xuất nhập khẩu, cũng như các loại bảo hộ thương mại tại 12 quốc gia thành viên. Các nước này hiện chiếm đến khoảng 40% tỷ trọng/kinh tế toàn cầu.
Các thành viên TPP gồm Ôt-xtrây-lia, Bíu-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po, Hoa Kỳ và Việt Nam.
TPP sẽ loại bỏ 18.000 thuế quan đối với hàng hóa Mỹ, đồng thời mở ra cơ hội cho mọi đối tượng - các nhà sản xuất tôm của Việt Nam cho tới chủ nông trại bò sữa của Niu Di-lân cơ hội tiếp cận giá rẻ hơn với các thị trường ở khắp khu vực Thái Bình Dương.
Các nước tham gia đàm phán TPP cũng đã thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm các lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp và công nghiệp, cũng như hoạt động cạnh tranh với khối doanh nghiệp nhà nước.Tuy nhiên, chi tiết của các vòng đàm phán vẫn không được công khai ra công chúng, mà các nhà thương thuyết sẽ soạn ra một bộ tài liệu cho Chính phủ nước họ.
2.1. Với Nhật Bản
Các nhà sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô của Nhật Bản có thể là đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ TPP, bởi họ sẽ được tiếp cận thị trường Mỹ, thị trường xuất khẩu Ô tô lớn nhất thế giới, với mức giá sản phẩm mềm hơn.
Nhật Bản buộc phải giảm một số hàng rào bảo hộ đối với nông dân trồng lúa gạo của nước này. Theo đó, Nhật sẽ phải đưa ra mức thuế quan bằng 0 đối với lượng gạo nhập khẩu tương đương 1% tổng tiêu thụ gạo trong nước.
Chủ các trang trại nuôi gia súc của Nhật có thểchịu tác động mạnh hơn, bởi thuế quan đối với thịt bò nhập khẩu vào Nhật sẽ giảm xuống 9%trong vòng 16 năm, từ mức 38,5%. Thuế nhập khẩu thịt lợn cũng bị cắt giảm mạnh.
2.2. Đối với Ôt-xtrây-lia (Úc)
TPP sẽ làm giảm 9 tỷ Đô la úc thuế quan mỗi năm đối với hàng hóa xuất khẩu của nước này. Úc sẽ giành quyền tiếp cận với thị trường đường của Mỹ. Nhật cũng sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với đường và thịt bò của Australia.
Hải sản và nông sản vườn của Úc sẽ được ápmức thuế nhập khẩu thấp hơn, trong khi hạn ngạch ưu đãi cũng được áp dụng đối với các sản phẩm hạt, ngũ cốc và gạo của nước này. Úc và Niu Di-lân đã gây sức ép thành công buộc Mỹ phải nhượng bộ về thời gian bảo hộ sinh dược, chỉ cho phép các công ty giữ độc quyền sinh được trong vòng 5 năm thay vì 12 năm như mong muốn của Mỹ. Thời hạn bảo hộ rút ngắn thể dẫn tới việc giá thuốc giảm xuống và mức độ cạnh tranh cao hơn.
Thuế quan giảm xuống đối với mọi mặt hàng từ sắt thép, dược phẩm, máy móc, giấy cho tới phụ tùng Ô tô đều có lợi cho các nhà sản xuất Australia.
2.3. Đối với Niu-di-lân
Thuế quan sẽ được giảm xuống đối với 93% hàng xuất khẩu của Niu-di-lân sang các nước đối tác TPP, giúp tiết kiệm cho nước này khoảng 259 triệu đô la Niu-di-lân tương đương 168 liệuUSD.
Ngành sữa, lĩnh vực chiếm khoảng 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Niu-di-lân, sẽ tiết kiệm được khoảng 102 triệu đô la Niu-di-lân tiền thuế quan mỗi năm: Một số hàng rào thuế quan đối với sản phẩm sữa của Niu-di-lân vẫn duy trì những thị trường chủ chốt như Mỹ, Nhật, Canada và Mê-hi-cô. Ngoài ra, Canada chỉ chấp nhận nhập khẩu lượng sữa tương đương 3,3% lượng tiêu thụ trong nước trong vòng 5 năm tới.
Thuế quan đối với thịt bò Niu-di-lân sẽ được bãi bỏ, trừ trường hợp Nhật giảm thuế đánh vào thịt bò nhập khẩu xuống 9% từ 38,5%. Thuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu khác của Niu-di-lân gồm hoa quả, hải sản, rượn vang và thịt cừu cũng được bãi bỏ.
2.4. Ma-lai-xi-a
Các nhà xuất khẩu điện tử, hóa chất, dầu cọ và cao su của Ma-lai-xi-a sẽ hưởng lợi từ TPP. Ma-lai-xi-a là quốc gia sản xuất dầu cọ lớn thứ 2 toàn cầu và là một trong những nước trồng cây cao su lớn nhất thế giới.
Các doanh nghiệp quốc doanh của Ma-lai-xi-a có thể chịu sức ép từ TPP do thỏa thuận này kêu gọi quyền tiếp cận bình đẳng đối với hoạt động mua sắm của Chính phủ.
Các nhà xuất khẩu hàng điện tử, hóa phẩm, dầu cọ và cao su của Ma-lai -xi-a được hưởng lợi từ TPP. Ma-lai-xi-a là nước sản xuất dầu cọ lớn thứ nhì thế giới và một trong những nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới.
3. Những cơ hội, thách thức tác động và giải pháp cần thực hiện tới đây đối với Việt Nam khi TPP chính thức được ký kết
Sau khi kết thúc đàm phán TPP, Việt Nam và các nước sẽ tiến hành các thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết chính thức và bắt đầu trình các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn Hiệp định. Quá trình này thông thường kéo dài tối thiểu là 18 tháng. Đây cũng là khoảng thời gian để các nước tham gia chuẩn bị điều kiện cần thiết để có thể thực hiện được tốt Hiệp định. Thời gian phê chuẩn Hiệp định cũng là thời gian để Việt Nam chuẩn bị các công việc cần thiết, trong đó tập trung vào việc điều chính hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường năng lực cạnh tranh để có thể tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức khi Hiệp định TPP có hiệu lực.
3.1. Những lợi ích và tác động của TPP đối với Việt Nam
TPP sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, thể hiện ở các mặt: Về kinh tế, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025.
Đáng chú ý là việc các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ giúp tạo ra "cú hích" lớn đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta. Các ngành xuất khẩu quan trọng như dệt may, giày dép, thủy sản... nhiều khả năng sẽ có bước phát triển vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này.
Đặc biệt, đối với ngành dệt may, với quy mô xuất khẩu đủ lớn, Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm và sản xuất nguyên phụ liệu. Trên thực tế, đã xuất hiện các dựán đầu tư lớn và rất lớn để đón đầu TPP. Đây là mặt tích cực của quy tắc xuất xứ "từ sợi trở đi", giúp Việt Nam tăng giá trị gia tăng nội địa cho hàng may xuất khẩu và giúp ngành may phát triển bền vững trước các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của nước ta cũng dễ tiếp cận thị trường của các nước tham gia TPP hơn, tuy tác động này không nhiều do khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường nước ngoài còn thấp. Mặc dù vậy, cùng với thời gian, một số doanh nghiệp của nước ta cũng có điều kiện vươn ra một số thị trường TPP (như Tập đoàn Viettel và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đầu tư tại Peru) qua đó lan tỏa ra các thị trường khu vực, nhất là khu vực Trung Mỹ (lớn nhất là Mê-hi-cô) và Nam Mỹ (Pê-ru, Chi-lê).
Việc có quan hệ FTA với Hoa Kỳ (và cùng với đó là EU, Liên ngành Kinh tế Á - Âu) sẽ giúpViệt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn (hiện/đangdựa quá mạnh vào các thị trường tại Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN). Đây là yếu tố then chốt giúp Việt Nam nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện tham gia vào thị trường mua sắm công của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada... trong khi doanh nghiệp của các nước cạnh tranh với Việt Nam do chưa có quan hệ FTA với Hoa Kỳ sẽ không được tham gia. Theo số liệu của Hoa Kỳ, chỉ tính riêng mua sắm công các loại hàng hóa, vật dụng văn phòngthông thường của các cơ quan chính quyền liên bang Hoa Kỳ hàng năm đã vào khoảng 10-12 tỷUSD. Đây cũng là một kênh tiêu thụ hấp dẫn đốivới hàng xuất khẩu của Việt Nam và là lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với các nước trong khu vực chưa có quan hệ FTA với Hoa Kỳ.
Về mặt thể chế, cũng như việc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia TPP sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị rường - một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam, đồng thời giúp nước ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt, việc hoàn thiện và tăng cường công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao, thí dụ như sản xuất dược phẩm, trong đó có thuốc sinh học (đặc biệt là với vaccine và một số sản phẩm Việt Nam có bước phát triển mạnh trong các năm qua).
Thêm vào đó, TPP với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ giúp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
3.2. Những thách thức và tác động của TPPđối với Việt Nam
Tham gia TPP cũng đặt ra một số thách thức nhất định đối với Việt Nam thể hiện như:
- Về kinh tế, thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi. Mặc dù Việt Nam có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp nhưng sức cạnh tranh của nước ta trong một số ngành nghề chưa thực sự tốt, ví dụ như chăn nuôi. Dự kiến đây sẽ là ngành gặp nhiều khó khăn nhất khi cam kết TPP có hiệu lực.
- Đối với các ngành kinh tế khác, cạnh tranh cũng có thể xảy ra nhưng ở mức độ không lớn bởi vì các nền kinh tế TPP hiện nay có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu mang tính bổ sung hơn là mang tính cạnh tranh với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Về xây dựng pháp luật, thể chế, các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ đặt ra những thách thức lớn cho bộ máy quản lý. Tuy nhiên, đây cũng là nhĩmg tiêu chuẩn mà Việt Nam đang hướng đến để xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực sự của dân, do dân và vì dân, với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, kỷ luật, kỷ cương.
- Về mặt xã hội, cạnh tranh tăng lên khi thamgia TPP có thể làm cho một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn (thậm chí phá sản), kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, do phần lớn các nền kinh tế trong TPP không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, nên ngoại trừ một số ít ngành nông nghiệp, dự kiến tác động này là có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.
3.3. Một số giải pháp cần thực hiện tới đây đối với Việt Nam khi TPP chính thức được ký kết
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực do TPP mang lại về nông nghiệp, Việt Nam sẽ phải hết sức nỗ lực, biến thách thức thành cơ hội để đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Trong đó, việt Nam cần đặc biệt coi trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trang trại, đồn điền lớn để giảm chi phí sản xuất, dễ quản lý chấtlượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như dễ ứng dụng các công nghệ sinh học vào lĩnh vực trồng trọt, canh tác, chăn nuôi, phù hợp với việcxây dựng các chiến lược về nông nghiệp.
Với những chương trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp như việc triển khai cánh đồng mẫu lớn, nước ta cần sớm nhân rộng và phát triển hợp lý trong tương lai. Đặc biệt, cần đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để mọi doanh nghiệp đều nhận thức được cơ hội và thách thức của TPP nói riêng cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các FTA thế hệ mới nói chung.
Về thể chế, để thực thi cam kết trong TPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường ... Tuy nhiên, như kinh nghiệm gia nhập WTO đã chỉ ra, với sự chuẩn bị nghiêm túc và nỗ lực cao độ, Việt Nam có thể thực hiện thành công khối lượng công việc này, nhất là khi nước ta được quyền thực hiện theo lộ trình.
Về mặt xã hội, với cơ hội mới có được từ TPP, Việt Nam sẽ có điều kiện để tạo công ăn việc làm mới, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành nước ta thực sự có lợi thế cạnh tranh:
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có các các biện pháp trợ giúp để chủ động xử lý kịp thời các tác động tiêu cực có thể xảy ra trong đó có việc tổ chức đào tạo lại đội ngũ lao động. Với thời gian, thu hút đầu tư nước ngoài tăng lên, cơ cấu sản xuất sẽ được điều chỉnh và nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra.

Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập từ khá lâu, gia nhập ASEAN từ năm 1996, tham gia Hiệp định BTA với Hoa Kỳ năm 2001, Hiệp định BIT với Nhật Bản năm 2003, gia nhập WTO vào năm 2007 và tiếp theo đó là rất nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước trong khu vực và trên thế thế giới. Gần đây nhất, trong năm2015, Việt Nam đã ký kết thêm 2 Hiệp định FTAvới Hàn Quốc và Liên minh Á-Âu, kết thúc đàm phán FTA với EU. Như vậy, có thể nói, nước ta không còn quá xa lạ với hội nhập kinh tế quốc tế.Tất nhiên, với tư cách là nước có trình độ phát triển thấp nhất trong TPP, Việt Nam cũng là nước sẽ gặp phải thách thức lớn nhất, nhưng cũng là nước dự kiến có được cơ hội cao nhất khi TPP được đưa vào thực thi.
Trên thực tế, chủ trương và chính sách củaĐảng và Nhà nước cũng đang hướng tới một nền hành chính công hiệu quả, minh bạch, dễ dự đoán, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tất cả các hiệp định quốc lễ nên việc Việt Nam tham gia TPP là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc và định hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước. Từ những thay đổi nói trên sẽ giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tiến tới mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách tổng thể, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định xã hội. Các tiêu chuẩn cao này cũng gây ra sức ép buộc các nước khi phát triển kinh tế phải tính đến các yếu tố phát triển bền vững như bảo vệ môi trường, lao động, sức khỏe con người, động thực vật và các lợi ích công cộng khác. Đây cũng là những mục tiêu mà Việt Nam đang hướng tới.
 
Phú Minh - Hồng Vân
Tin bài liên quan
Loading...