Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 2
Tổng lượt truy cập: 10063
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Tại sao cần bảo hộ giống cây trồng?
Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, nhà chọn tạo giống cần đăng ký bảo hộ nếu không muốn mất giống. Khi đã có bản quyền, giống được bán với giá đắt hơn.
 
Độc giả Phạm Văn Lợi - Hà Nội - bày tỏ: “Tôi thấy rất thú vị khi đọc chuyên đề về bảo hộ giống cây trồng trên báo Khoa học và Phát triển số 942. Tuy nhiên, tôi muốn hiểu rõ hơn tại sao chúng ta lại cần quan tâm đến việc bảo hộ giống cây trồng, xin được nghe sự giải thích của các chuyên gia, nhà quản lý”.

 
 
Giống lan hồ điệp của Trung tâm Nghiên cứu hoa và cây cảnh (Viện Nghiên cứu rau - quả). Ảnh: Kim Phượng
 
Ông Nguyễn Thanh Minh - Chánh văn phòng Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - cho biết: Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, nhà chọn tạo giống cần đăng ký bảo hộ nếu không muốn mất giống. Khi đã có bản quyền, giống được bán với giá đắt hơn.
 
Ngoài ra, xu hướng hội nhập kinh tế buộc các nước phải áp dụng các rào cản kỹ thuật. Việc bảo hộ giống ở Mỹ được thực hiện từ những năm 1930, ở châu Âu từ những năm 1950-1960. Theo đó, khi thương mại hóa vật liệu, sản phẩm chế biến từ vật liệu thu hoạch thì phải có nguồn gốc rõ ràng, nếu không sẽ vô cùng phức tạp trong việc lưu thông.
 
Giống được bảo hộ ở Việt Nam khi xuất khẩu sang một nước không tham gia UPOV (Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới mà Việt Nam gia nhập từ năm 2006) thì nước đó chỉ được phép sử dụng làm vật liệu tiêu dùng, không được nhân giống; còn nếu xuất sang các nước thành viên UPOV thì được phép nhân giống nhưng phải có sự cho phép của chủ sở hữu.
 
Phó Giáo sư - tiến sỹ Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả - cũng cảnh báo: “Việt Nam muốn xuất khẩu một số loại nông sản thì phải xác định nguồn giống trong nước hoặc phải lai tạo các giống mới và nhanh chóng đăng ký sở hữu trí tuệ. Nếu không, xuất khẩu ít thì không sao, nhưng nếu nhiều rất dễ bị phạt”.
 
Hiền Thảo
 
Tin bài liên quan
Loading...