Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 3
Tổng lượt truy cập: 10645
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Tăng chế tài về an toàn lao động
Góp ý dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động, nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất cần tăng cường chế tài để bảo đảm việc thực thi luật
 
Sáng 12-11, Quốc hội (QH) nghe Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Phạm Thị Hải Chuyền thay mặt Chính phủ đọc tờ trình dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề về xã hội Trương Thị Mai đọc báo cáo thẩm tra. Buổi chiều, các đại biểu (ĐB) thảo luận, cho ý kiến về dự thảo.
 
Chưa đánh giá đúng bệnh nghề nghiệp
 
ĐB Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai), Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, khẳng định cần phải sớm ban hành Luật ATVSLĐ nhằm thể chế hóa những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Yêu cầu đặt ra là luật này phải kế thừa và phát huy những mặt tích cực, phù hợp với quy định pháp luật về ATVSLĐ. Đồng thời sửa đổi, bổ sung những hạn chế, bất cập cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đang đặt ra.
 
ĐB Đặng Ngọc Tùng cho rằng dự thảo luật quy định tổ chức Công đoàn được “tham gia nghiên cứu khoa học” là không hợp lý. Vì trong thực tiễn, Công đoàn đang quản lý Viện Nghiên cứu khoa học an toàn bảo hộ lao động là cơ quan có nhiều thành tích, được thế giới công nhận. Sinh viên các trường ĐH Công đoàn và ĐH Tôn Đức Thắng tốt nghiệp ra trường 100% có việc làm, có sinh viên lĩnh lương cả ngàn USD. Công đoàn đã nghiên cứu khoa học nhiều năm nên dự thảo luật cần chỉnh lại về quyền và nghĩa vụ của Công đoàn là “nghiên cứu khoa học” để có cơ sở vững chắc, tham gia về chính sách cho người lao động, ATVSLĐ.
 
 
 
 

Đại biểu Đặng Ngọc Tùng phát biểu tại phiên thảo luậnẢnh: HOÀNG NGỌC
 
Quan tâm đến nỗi lo của người lao động là bệnh nghề nghiệp, ĐB Trần Thanh Hải (TP HCM), Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, chỉ rõ đây là vấn đề rất lớn nhưng chưa được đề cập đúng mức trong dự thảo luật. Thể hiện ở việc chưa đề cập đúng mức vai trò của Công đoàn trong tổ chức điều hành nghiên cứu cũng như chưa có đầu tư thích đáng của nhà nước trong các đề tài nghiên cứu khoa học về bệnh nghề nghiệp.
 
ĐB Trần Thanh Hải dẫn chứng thế giới đã công bố 150 bệnh nghề nghiệp nhưng Việt Nam chỉ có 29 bệnh. Từ năm 1997 đến nay công bố thêm 11 bệnh nghề nghiệp mới nhưng chưa ai được công nhận vì không có trung tâm xét nghiệm sinh hóa. Trong khi chính sách của nhà nước là khuyến khích người sử dụng lao động cho người lao động nặng nhọc được nghỉ dưỡng sức nhưng năm 2013 có tổng số 101.000 công nhân làm việc trong lĩnh vực độc hại thuộc diện được xét nghiệm bệnh nghề nghiệp, có 7.455 người nghi ngờ mắc nhưng chỉ có 482 người được xét nghiệm, chiếm 6,64%. Theo quy định, người lao động phải làm việc trong môi trường độc hai 5 năm mới được xem xét khả năng mắc bệnh nghề nghiệp nhưng thực tế mức độ luân chuyển lao động lại nhanh hơn. Chủ sử dụng lao động không lập danh sách khai báo bệnh nghề nghiệp theo quy định... Từ những bất cập này, ĐB Trần Thanh Hải đề xuất phải hình thành cho được những trung tâm nghiên cứu, xét nghiệm để xác định bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó dành khoản đầu tư thích hợp tư vấn cho người lao động để họ nhận biết hơn nữa về trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của mình và được tham gia khám sức khỏe bệnh nghề nghiệp.
 
Bỏ quên an toàn lao động cho cộng đồng
 
Trong phiên thảo luận, không ít ĐB nhắc lại vụ thanh sắt của công trình thuộc dự án đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh bất ngờ rơi xuống làm chết 1 người đang tham gia giao thông trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) bức xúc cho rằng tại các công trình xây dựng, hiểm họa tai nạn lao động không chỉ rình rập người trực tiếp thi công mà còn cho cả những người xung quanh. Thế nhưng, dự thảo luật mới có chỉ dẫn bảo đảm an toàn trong nội bộ như quy định về chỗ để thiết bị, máy móc… mà không có chỉ dẫn an toàn cho những người sinh sống, đi lại gần khu vực công trường…
 
Nhằm nâng cao việc phát hiện các sự cố mất an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp, dự thảo luật đề xuất tổ chức thanh tra chuyên ngành về ATVSLĐ ở 3 cấp bộ, tỉnh và cấp huyện thay vì chỉ có thanh tra ở cấp bộ như hiện nay. Một số ĐB đồng tình nhưng cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) băn khoăn như vậy sẽ làm phình thêm bộ máy hành chính, ngân sách không gánh được chi phí lương.
 
Nhiều ĐB thống nhất đề xuất cần tăng cường chế tài để bảo đảm việc thực thi luật vì hiện nay, bảo đảm ATVSLĐ chưa tốt có nguyên nhân quan trọng là do chủ sử dụng lao động chưa chấp hành tốt quy định của pháp luật nhưng chế tài xử lý chưa nghiêm.
 
Điểm mới của dự thảo luật là bổ sung chính sách ATVSLĐ đối với người lao động ở khu vực không có quan hệ lao động. ĐB Cù Thị Hậu (Hưng Yên) - nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam- đánh giá đây là thay đổi phù hợp với quá trình phát triển của thị trường lao động. 
 
Tô Hà - Nguyễn Quyết
Tin bài liên quan
Loading...