Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10558
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Tăng cường bảo đảm an toàn lao động trong ngành Xây dựng
Ngày 05/6 tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo về An toàn vệ sinh lao động trong ngành Xây dựng với sự tham gia Cục Quản lý hoạt động Xây dựng, Vụ Vật liệu xây dựng (thuộc Bộ Xây dựng), đại diện Bộ LĐTB&XH, TLĐLĐVN cùng một số sở Xây dựng và đại diện các TCty trực thuộc Bộ Xây dựng.
 
 
Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong ngành Xây dựng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Bộ Xây dựng.
 
Hội thảo này là một trong những hoạt động nằm trong chương trình Quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động giao đoạn 2011 - 2015.
 
Ngay từ những ngày đầu Luật Lao động, Luật Xây dựng đi vào thực tiễn, Bộ Xây dựng đã tích cực chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện cũng như ban hành các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn của liên quan, trong đó có các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong ngành Xây dựng.
 
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong ngành Xây dựng hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của người lao động cũng như xã hội, song mức bao phủ còn mỏng, một số tiêu chuẩn đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tiến xây dựng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
 
Hàng năm, Bộ Xây dựng giao Cục Quản lý hoạt động Xây dựng tổ chức các đợt kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổi trong toàn ngành. Mỗi đợt kiểm tra ít nhất từ 18 - 25 đơn vị. Việc thực hiện các đợt kiểm tra nhận được sự phối hợp tích cực của các Sở Xây dựng địa phương cũng như các TCty trực thuộc Bộ.
 
Qua các đợt kiểm tra, Cục Quản lý hoạt động Xây dựng đã có đánh giá: Bên cạnh các dự án lớn, các đơn vị đã ý thức được tầm quan trọng của công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ, chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổi, thì vẫn còn không ít công trường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong khi thi công trên cao, vi phạm trong việc sử dụng cần trục tháp, vận thăng, sử dụng điện...
 
Theo thông báo của Bộ LĐTB&XH, trong năm 2013 toàn quốc đã xảy ra 6.695 vụ tai nạn lao động, làm gần 7 nghìn người bị thương và thiệt mạng, trong đó ngành Xây dựng chiếm một tỷ lệ không nhỏ, khoảng 28% tổng số vụ.
 
Đáng quan ngại hơn, tai nạn lao động xả ra không chỉ gây tổn thất, thiệt hại về người và của cho gia đình mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề về tâm linh, đời sống tinh thần của người dân, xã hội...
 
Các chuyên gia tham dự hội thảo cho rằng, bên cạnh nhận thức chưa đầy đủ của người lao động thì nguyên nhân cơ bản khiến tình trạng tai nạn lao động vẫn ở mức cao là từ ý thức của người sử dụng lao động.
 
Vì thực tế hiện nay, nhiều chủ sử dụng lao động chưa quan tâm đúng mức đến việc đảm bảo an toàn cho người lao động, như thiếu trang bị kỹ thuật, bảo hộ lao động cũng như thiếu tuyên truyền, các quy định bắt buộc về bảo đảm an toàn lao động mà người lao động phải tuân thủ...
 
 
Nhiều đại biểu tham dự hội thảo cho rằng cần phải tăng cường các chế tài xử lý đối với các đơn vị, doanh nghiệp không thực hiện nghiêm những quy định về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
 
Nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong ngành Xây dựng, ông Hoàng Thọ Vinh, Phó cục trưởng Cục Quản lý hoạt động Xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết: "Các địa phương, đơn vị cần thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thống kê tình hình tai nạn lao động trong ngành Xây dựng để cơ quan chức năng đề xuất những chính sách, biện pháp kịp thời, hữu hiệu giảm thiểu tai nạn lao động.
 
Bên cạnh đó phải chú trọng kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương cũng như các cơ sở về an toàn vệ sinh lao động, siết chặt chế tài xử lý đối với các đơn vị, doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo an toàn lao động"...
 
Trần Đình Hà
Tin bài liên quan
Loading...