Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10727
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Tăng thêm 1.000 biên chế thanh tra lao động là không khả thi
Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi nói thẳng, bây giờ phải tinh gọn bộ máy Nhà nước mà lại đề xuất tăng thêm 1.000 biên chế thanh tra an toàn lao động là không nên.

Bên hành lang Quốc hội chiều 12/11, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi, ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, đã chia sẻ với Infonet trước đề xuất xin tăng thêm 1.000 biên chế thanh tra chuyên ngành an toàn lao động (mỗi huyện tăng 1-2 người) theo tờ trình về dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động mà Chính phủ trình Quốc hội sáng 12/11.
 
Theo số liệu từ Bộ Lao động Thương binh & xã hội, bình quân mỗi năm có trên 1.200 người không có hợp đồng lao động chết và trên 120.000 người bị thương do tai nạn lao động. Tính đến cuối năm 2013, số người được hưởng trợ cấp hàng tháng từ cơ quan bảo hiểm xã hội do bị tai nạn lao động là trên 37.000 người. Ông có suy nghĩ gì khi tình trạng người chết, bị thương do tai nạn lao động đang gia tăng chóng mặt?
 
Điều này thật đáng buồn. Nhưng đáng buồn hơn cả là trong tỷ lệ bao nhiêu vụ tai nạn lao động chết người thì chỉ có không phẩy mấy phần trăm chủ sở hữu lao động bị truy tố tội hình sự trước tòa. Chính điều này đã gây sự bức xúc trong dư luận xã hội thời gian qua.
 
Xảy ra tình trạng trên là do chúng ta đã có phần ”nương tay”, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ sử dụng lao động. Bên cạnh đó, bản thân người lao động làm việc trong môi trường không an toàn, không được trang bị phương tiện bảo hộ lao động nhưng cũng không lên tiếng phản đối, không có ý thức đấu tranh. Thậm chí, số đông người lao động hiện nay vẫn vui vẻ làm việc khi nguy cơ cái chế treo lơ lửng trên đầu.
 
Tôi cho rằng dứt khoát phải đưa tội danh của chủ sử dụng lao động khi để xảy ra tai nạn lao động vào tội truy cứu trách nhiệm hình sự. Chế tài trong dự án Luật phải thật nghiêm mới có tính răn đe cao.
 
Nghĩa là theo ông luật phải quy định chặt chẽ, chứ nếu ”đẻ” thêm biên chế 1.000 thanh tra hay 10.000 thanh tra an toàn lao động cũng không có tác dụng hạn chế tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra?
 
Quả thực hiện nay, lực lượng thanh tra an toàn lao động có tăng nhưng chất lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế. Nếu thêm 1.000 thanh tra nhưng chất lượng thanh tra đảm bảo là một nhẽ. Nhưng việc tăng số lượng thêm 1.000 thanh tra đó có phù hợp với bối cảnh bộ máy Nhà nước đang phình to và chúng ta buộc phải tinh giản biên chế hiện nay hay không là điều cần suy xét. Chắc chắn rằng trong bối cảnh hiện nay, việc tăng thêm 1.000 biên chế thanh tra lao động là không khả thi.
 
Thêm nữa, nếu có thêm 1.000 thanh tra hay nhiều hơn nữa mà chất lượng thực thi không tốt không giải quyết được vấn đề. Quan trọng nhất của công tác an toàn vệ sinh lao động là tuyên truyền giáo dục, huấn luyện kỹ năng. Khi không có phương án đảm bảo an toàn lao động mà chủ sử dụng lao động vẫn cố tình triển khai xây dựng công trình..., nếu tai nạn xảy ra thì chính chủ sử dụng lao động phải là người chịu trách nhiệm.
 
Vì thế, một mặt nên vừa trao quyền thanh tra cho địa phương. Mặc khác, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ và chất lượng cho đội ngũ thanh tra hiện tại. Ngoài ra cũng cần giải pháp rắn hơn, luật thì nghiêm minh và thực thi pháp luật phải chuẩn để tính răn đe nhiều hơn.
 
 
Tình trạng công nhân lao động làm việc không được trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ rất phổ biến. Ảnh: Internet
 
Nhưng thực tế những vụ việc tai nạn lao động chết người xảy ra là do chủ lao động coi thường việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động, thưa ông?
 
Đúng vậy, các vụ tai nạn lao động xảy ra chết người là thực hiện không đúng và cũng không huấn luyện cho người lao động về quy phạm quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động. Do đó, tôi xin nhắc lại rằng, khi xảy ra tai nạn thì tội thuộc về chủ sử dụng lao động và phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng vừa rồi chúng ta làm chưa nghiêm, nên chưa có tính răn đe.
 
Ông vừa nhắc tới trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động bị tai nạn nghề nghiệp. Song có thực tế, đa phần người lao động sau khi bị tai nạn thì được bồi thường một khoản tiền, chứ không được tạo điều kiện chuyển đổi ngành nghề đảm bảo cuộc sống?
 
Đúng là đang tồn tại bất cập này và tôi cho rằng dự án Luật lần này cũng sẽ phải xử lý vấn đề ”hậu” tai nạn lao động.
 
Khi người lao động bị tai nạn lao động thì trách nhiệm đầu tiên là chủ sử dụng lao động phải chạy chữa cho người bị tai nạn khỏi. Sau đó người bị tai nạn lao động sẽ được đưa đi tái khám xác định thương tật, tỷ lệ trên 21% thì được hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng. Nhưng khi người lao động có tỷ lệ thương tật quá cao không thể tiếp tục công việc thì quá trình đào tạo chuyển đổi việc làm phải lấy từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chứ không phải từ “túi”chủ sử dụng lao động. Bởi họ đã phải đóng quá nhiều loại phí, ngay như quỹ bảo hiểm tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng do chính chủ sử dụng lao động đóng 1% trên tổng quỹ tiền lương, chứ không phải do người lao động.
 
Ngay đối tượng trong quan hệ lao động cũng phải bổ sung 2 chính sách. Thứ nhất, tăng thêm quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho chủ sử dụng lao động để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động khi bị tai nạn. Đây là chính sách hết sức ưu việt. 
 
Thứ 2, giáo dục, tuyên truyền, phòng  ngừa cho người lao động. Trong đó, chú trọng phương án phòng ngừa là chính, vì “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để hạn chế tai nạn lao động có thể xảy ra.
 
Xin cảm ơn ông!
 
Nguyễn Hoài (thực hiện)
Tin bài liên quan
Loading...