Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10025
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Thách thức về ATVSLĐ và chiến lược toàn cầu hóa về ATVSLĐ
Theo tính toán của IlO, hàng năm trên thế giới xảy ra 270 triệu người bị tai nạn nghề nghiệp, 160 triệu người bị bệnh liên quan đến nghề nghiệp và 2,2 triệu ca tử vong liên quan đến nghề nghiệp, gây thiệt hại gần 4% tổng GDP toàn thế giới.

          Căn cứ theo sự phân nhóm của Ngân hàng Thế giới, IlO ước tính đối với các nước trước đây thuộc khối XHCN thì tần suất TNLĐ chết người trong công nghiệp là 8,4/100.000 lao động, trong nông nghiệp là 21,9/100.000 lao động, trong dịch vụ là 5,1/100.000 lao động; số liệu tương ứng đối với Ấn độ là 10,2, 26,4 và 6,9; Trung Quốc là  8,1, 21 và 5,5; Các quốc đảo và các nước Châu Á khác là 34,9, 13,4 và 7,9; Các nước vùng tiểu vùng sa mạc Shahara Châu phi là 22,5, 16 và 18,7; Các nước Châu Mỹ La tinh và Caribê là 33,3, 13,4 và 10,8; Các nước đạo hồi ở Trung Đông là 21,2,  21,2 và 12,4. Chiếm tỷ trọng lớn nhất về tai nạn lao động lần lượt là các ngành xây dựng, khai khoáng, nông - lâm  nghiệp, hóa chất và phóng xạ... Ở Việt Nam, cũng không ngoại lệ, tai nạn lao động trong công nghiệp và khai khoáng chiếm gần 25% tổng số vụ tai nạn lao động. Theo ILO thách thức chủ yếu của khu vực Châu Á về công tác ATVSLĐ gồm các vấn đề chính là: Khung pháp lý; cưỡng chế pháp luật (Thanh tra và xử phạt); cơ chế hợp tác tại nơi làm việc; Nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hệ thống báo cáo tổn thương nghề nghiệp (bao gồm cả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp)…

 

             Nhằm hỗ trợ cho các nước hội nhập tốt hơn về công tác ATVSLĐ, từ năm 2003, ILO đã đưa ra Chiến lược toàn cầu hóa về công tác ATVSLĐ dựa trên cơ sở Văn hóa an toàn, sức khỏe mang tính quốc phòng và Cách tiếp cận có hệ thống; đồng thời đưa ra các công cụ để triển khai là: Gia tăng nhận thức; sử dụng các văn kiện quốc tế về ATVSLĐ; hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật; quản trị tri thức. Để thực hiện Chiến lược trên, năm 2006 ILO đã thông qua Công ước số 187 với những hướng dẫn khung nhằm thúc đẩy công tác ATVSLĐ. Trong đó chỉ rõ mỗi nước thành viên gia nhập Công ước này phải không ngừng thúc đẩy công tác ATVSLĐ nhằm ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thông qua việc xây dựng Chính sách, Hệ thống, Chương trình quốc gia về ATVSLĐ, có tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện nhất cho người sử dụng lao động và người lao động; mỗi nước thành viên phải chủ động hướng tới môi trường lao động an toàn và vệ sinh thông qua hệ thống, chương trình quốc gia về ATVSLĐ phù hợp với những nguyên tắc đã được nêu trong các văn kiện của ILO có đề cập những quy định khung nhằm thúc đẩy công tác ATVSLĐ; đồng thời phải tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện nhất cho người sử dụng lao động và người lao động để định kỳ xem xét các biện pháp nhằm tiến tới gia nhập các công ước có liên quan đến công tác ATVSLĐ của ILO. Trong Chính sách quốc gia, tùy theo điều kiện cụ thể, mỗi nước thành viên phải tăng cường các nguyên tắc cơ bản như đánh giá rủi ro, nguy cơ nghề nghiệp; ngăn chặn rủi ro và nguy cơ ngay tại nguồn; xây dựng văn hóa an toàn, sức khỏe mang tính quốc phòng bao gồm thông tin, tư vấn và huấn luyện.

 

          Hệ thống quốc gia về ATVSLĐ phải bao gồm: Pháp luật, các thỏa ước tập thể nếu phù hợp và các văn kiện có đề cập đến công tác ATVSLĐ; Có một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về công tác ATVSLĐ được qui định trong Pháp luật và phù hợp với điều kiện của quốc gia; Có các cơ chế,  gồm cả xây dựng hệ thống thanh tra, nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật; có biện pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa những nhà quản lý, những người công nhân và đại diện của họ ở cấp cơ sở, đồng thời phải coi đây là nhân tố cơ bản trong các biện pháp phòng ngừa liên quan đến nơi làm việc. Tùy theo điều kiện cụ thể, Hệ thống quốc gia về ATVSLĐ phải có: Một hoặc nhiều Hội đồng tư vấn 3 bên ở cấp quốc gia về công tác ATVSLĐ; Các dịch vụ thông tin, tư vấn và  huấn luyện về ATVSLĐ; Cơ quan nghiên cứu về ATVSLĐ; Một cơ chế thu thập, phân tích dữ liệu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, sử dụng các văn kiện của ILO có liên quan; hợp tác với hệ thống an sinh hoặc bảo hiểm xã hội có liên quan về TNLĐ và BNN; cung cấp cơ chế để không ngừng cải thiện công tác an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực kinh tế không chính thức.

   

       Chương trình Quốc gia cần: Thúc đẩy sự phát triển văn hóa an toàn và vệ sinh mang tính quốc phòng; đóng góp vào việc bảo vệ người lao động thông qua việc loại bỏ hoặc giảm thiểu các nguy cơ và rủi ro có liên quan đến nghề nghiệp, dựa trên Luật pháp và điều kiện thực tiễn của quốc gia, nhằm ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tăng cường an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc; Được xây dựng và đánh giá dựa trên phân tích thực trạng công tác ATVSLĐ của quốc gia; Có mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các chỉ số đánh giá sự tiến triển; được hỗ trợ, nếu có thể, qua các Chương trình và kế hoạch quốc gia khác hướng tới môi trường lao động an toàn và vệ sinh.

         

          Ngay sau đó, IlO đã thông qua Khuyến nghị số 197 về Khung thúc đẩy công tác ATVSLĐ. Trong đó chỉ rõ việc thông qua Chính sách quốc gia về ATVSLĐ cần được xem xét với phần II của Công ước số 155 về ATVSLĐ; Trong Hệ thống quốc gia về ATVSLĐ cần đẩy mạnh việc tiếp cận hệ thống quản lý ATVSLĐ, chẳng hạn như việc áp dụng các hướng dẫn của ILO tại “Hệ thống quản lý ATVSLĐ” (ILO –OSH MS 2001); Khi xây dựng và đánh giá Chương trình Quốc gia, các nước thành viên cần tham khảo các văn kiện của ILO được đề cập trong Phụ lục kèm theo Khuyến nghị 197. Ngoài ra, trong Khuyến nghị đã đề cập đến việc xây dựng Hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ nhằm thường xuyên cập nhật và tổng hợp công tác ATVSLĐ.

 

Từ năm 2002, dưới sự hỗ trợ của ILO, Việt Nam đã giới thiệu và hướng dẫn Hệ thống quản lý ATVSLĐ của ILO cho các chủ doanh ngiệp, người sử dụng lao động và các cán bộ làm công tác  ATVSLĐ từ cấp trung ương đến địa phương và cơ sở; tăng cường công tác ATVSLĐ trong nông nghiệp, trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, thúc đẩy công tác thông tin, tuyên truyền và huấn luyện ... đặc biệt năm 2005, đã xây dựng Hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ và năm 2006 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ đến năm 2010./.

Tin bài liên quan
Loading...