Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10538
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Thái Lan cấp phép cho lao động Việt Nam: Không khuyến khích lao động “chui”!
Đây là quan điểm của Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thanh Hòa về thông tin Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan ra khuyến cáo các công dân Việt Nam hiện đang làm việc tại Thái Lan chưa có giấy phép lao động chuẩn bị để được cấp phép.
 
 
* Thưa ông, trên thực tế việc đàm phán thỏa thuận hợp tác lao động giữa Việt Nam và Thái Lan đã được tiến hành từ mấy năm trước. Sau động thái này của Thái Lan, chúng ta còn phải tiến hành những công việc gì để đi đến ký kết thỏa thuận hợp tác lao động chính thức giữa hai bên?
 
- Ông Nguyễn Thanh Hòa: Từ hai năm nay Bộ LĐ-TB-XH đã thành lập tổ công tác chuẩn bị cho việc ký kết thỏa thuận với Thái Lan. Ta cũng đàm phán với bạn dự thảo thỏa thuận hợp tác lao động tương đối chi tiết nhưng do bạn có xáo trộn chính trị nên mọi việc bị trì trệ từ cuối 2013. Điểu kiện thuận lợi là Chính phủ mới của Thái Lan rất thiện chí và ủng hộ vấn đề này, trên cơ sở có sự thống nhất giữa 2 thủ tướng hai nước thì thỏa thuận càng được xúc tiến nhanh hơn. Chúng ta quyết tâm đàm phán triển khai thỏa thuận với bạn để hợp thức hóa; đàm phán để ký kết thỏa thuận hợp tác lao động trong tháng 3.2015.
 
* Xin ông cho biết rõ hơn về các tiêu chí, nội dung Việt Nam đề ra trong thỏa thuận?
 
- Chúng ta quyết tâm thỏa thuận để được đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực; hiện Thái Lan thiếu lao động trong các ngành nghề dịch vụ trong khi lao động của ta có sở trường về mảng này nên chúng ta sẽ có lợi thế. Đương nhiên khi đàm phán nước bạn cũng sẽ cân đối với lực lượng lao động và nhu cầu trong nước. Chúng ta cố gắng làm thế nào để cửa mở rộng nhất cho lao động của ta.
 
* Thưa ông chúng ta sẽ chuẩn bị những gì cho lao động để hướng tới ngoài thị trường Thái Lan sẽ là ngôi nhà chung Asean?
 
- Chúng ta đang đàm phán trong các nước Asean một thỏa thuận chung của cả khối về di cư lao động. Các điều kiện, nội dung cụ thể chưa đi đến thống nhất nên chúng ta chưa nói được gì nhiều. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy đòi hỏi của Thái Lan hay một nước nào đó chỉ là nhỏ hẹp, còn đáp ứng được yêu cầu khối Asean cần những nội dung rộng hơn. Có hai nhóm nước: tiếp nhận lao động và gửi lao động, hai bên đang phải thương lượng với nhau. Trên thực tế lao động của ta sang các nước khu vực Asean không thua kém và hoàn toàn tự tin vì về trình độ phát triển dù một số nước hơn chúng ta nhưng khoảng cách không lớn.
 
Kỹ năng, trình độ của lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các nước xung quanh. Dĩ nhiên có những thị trường rất khó như Singapore thì yêu cầu khắt khe hơn. Nhìn đại cục, Thái Lan hay Malaysia không cần băn khoăn nhiều. Cái ta quan tâm là các thị trường yêu cầu cao hơn trong XKLĐ cần phải chuẩn bị tốt hơn. Tuy nhiên, cũng không nên sốt ruột vì đây là vấn đề con người, để con người thay đổi cần cả quá trình. Hiện chúng ta đang nỗ lực vận hành trong quá trình chung đó: quan tâm đầu tư cho dạy nghề; cố gắng xây dựng ý thức, tác phong, nếp sống ở một xã hội công nghiệp;… Riêng Thái Lan, việc “mở cửa” lần này chúng ta phải lưu ý, những người đang làm việc tự do đáp ứng được các yêu cầu sẽ được hợp thức nhưng việc này không đồng nghĩa với khuyến khích lao động “chui”. Chúng ta chỉ khuyến khích di cư an toàn, di cư hợp pháp. Về mặt nhà nước, ta sẽ ký thỏa thuận để đưa lao động sang an toàn, hợp pháp.
 
 
 

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

* Xin ông cho biết số lao động bất hợp pháp của ta tại Thái Lan thời điểm này là bao nhiêu?
 
- Các cơ quan hữu quan của Thái Lan cũng chưa thống nhất về con số (có cơ quan nói khoảng 100.000 người, có cơ quan nói khoảng 60.000), vì lao động “chui” không kiểm soát được. Phía Việt Nam nhận định con số hơn 50.000 người. Lần này nếu bạn làm tốt và các điều kiện đăng ký có lợi cho người lao động thì số đăng ký được rất lớn.
 
Theo Lê Phương (LĐO)
Tin bài liên quan
Loading...