Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 12341
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Tham gia Hiệp định CPTPP, cơ hội để doanh nghiệp Việt tự hoàn thiện mình
Theo các chuyên gia, việc tham gia Hiệp định CPTPP sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong mở rộng thị trường, hưởng ưu đãi thuế quan.
 
Ngày 8/3 vừa qua tại Chile, Việt Nam ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), kỳ vọng đạt nhiều thành công trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế nhưng không ít thách thức, có tác động đến các hoạt động sản xuất Kinh doanh của doanh nghiệp trong nước trong tương lai gần. Công cụ lớn nhất mà CPTPP sử dụng để thúc đẩy trao đổi hàng hóa là những ưu đãi miễn giảm thuế mà các nước cam kết dành cho nhau, bằng cách dỡ bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào thuế quan.
 
Theo các chuyên gia, việc này đã có ảnh hưởng, tác động lớn đến doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào một thị trường mới rộng lớn với nhiều cơ hội song hành cùng các thách thức bắt buộc phải vượt qua. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Thức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng giảng viên Tập đoàn Kinh tế Hà Nội cho biết, việc tham gia hiệp định CPTPP sẽ giúp Việt Nam có một sân chơi mới, với quy mô 11 nước, chiếm 13,5% GDP toàn cầu và thị trường gần 500 triệu dân.
 
 
 
Trong đó, việc cắt giảm thuế quan theo lộ trình, đơn giản hóa thủ tục hải quan, hợp tác đầu tư và tự do di chuyển vốn đầu tư, hợp tác lao động và tự do di chuyển lao động, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… là những vẫn đề chính của CPTPP mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm.
 
 
 




Khi tham gia vào CPTPP, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi thuế quan. Ảnh: Lao động 
 
Về cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, phát triển cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, cơ hội hợp tác đầu tư và học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ hiện đại… Hiệp định cũng sẽ giảm thuế nhiều mặt hàng bằng cách dỡ bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào thuế quan nhằm thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa giữa các nước tham gia. Tuy nhiên thách thức của các doanh nghiệp Việt là muốn chiếm lĩnh thị trường thế giới thì phải đáp ứng yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy chuẩn kỹ thuật.... bởi giá cả chỉ là một trong những yếu tố trong nhiều yếu tố quan trọng khác.
 
Bên cạnh đó, với sự hội nhập mạnh mẽ và những chính sách miễn thuế thì các doanh nghiệp trong nước còn có nguy cơ “thua ngay trên sân nhà” do hàng hóa nước ngoài nhập vào với chất lượng tốt và giá rẻ. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần phải có chiến lược phù hợp tùy theo lĩnh vực kinh doanh mà cần.
 
Liên quan tới vấn đề trên, bà Trần Thị Thu Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Việt Nam cho rằng, tham gia Hiệp định CPTPP buộc doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập với các nước trong khu vực. Trước kia hàng hóa của các nước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu thuế xuất nhập khẩu cao, nhưng nay thuế suất về 0%, các sản phẩm Việt sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt với sản phẩm của nước ngoài ngay trên sân nhà.
 
Bà Hằng chia sẻ, để đón đầu cơ hội từ Hiệp định CPTPP, giữ được thị phần và có đủ sức cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ những ưu đãi thuế quan trọng trong hiệp định. Ngoài ra, để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, Nhà nước cần ban hành nhiều chính sách phù hợp, liên kết các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức hội thảo tuyên truyền những điều khoản mới của hiệp định tới doanh nghiệp.
 
Bảo Bình
 
Tin bài liên quan
Loading...