Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10562
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Thấy gì qua vụ người lao động Việt Nam ở Angeria bị hành hung?
Sự việc một số lao động Việt Nam bị nhà thầu Trung Quốc hành hung tại Angeria vừa qua đã được Đại sứ quán Việt Nam tại đó tiến hành các biện pháp bảo hộ lao động cần thiết. Điều này một lần nữa cảnh báo trách nhiệm yếu kém của các doanh nghiệp đưa LĐ đi nước ngoài làm việc. 
 
 
Mới đây, 55 lao động Việt Nam do Công ty cổ phần Simco Sông Đà (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) đưa sang làm công nhân xây dựng cho Công ty TNHH xây dựng công trình Đông Nhất Giang Tô (Trung Quốc) làm chủ thầu tại thành phố Khenchela (Angeria) đã gửi đơn tới các cơ quan chức năng kêu cứu. Theo đơn, hợp đồng ký kết giữa lao động (LĐ) và chủ sử dụng lương có thời hạn 2 năm, gồm các điều khoản như: chủ sử dụng bố trí công việc cố định, mỗi ngày làm 8 tiếng, mỗi tháng nghỉ 4 ngày với mức lương là 550USD. Người lao động được yêu cầu làm thêm 2 giờ/ngày, mỗi tháng nghỉ 2 ngày, tổng cộng mức lương là 650USD. 
 
Sau khi lao động sang được hơn một tháng, chủ sử dụng đã tự ý thay đổi hợp đồng, yêu cầu họ phải làm khoán với định mức trát 21m2 tường/ngày, ốp lát là 14m2/ngày thì mới được hưởng mức lương là 650USD. Anh em công nhân không đồng ý vì hợp đồng không có mục làm khoán nên ngày 15/9, các LĐ Việt Nam đã tiến hành đình công đề nghị chủ thầu không giao khoán công việc mà thực hiện đúng hợp đồng.
 
Theo người lao động kể lại qua điện thoại, để ép người động đi làm khoán nên ngày 16/9, nhà thầu Trung Quốc đã cho người sử dụng gậy gộc hành hung người lao động Việt Nam, bắt cả người phụ trách lao động Việt Nam. Nhiều người lao động đã bị đánh đập thương tích bầm dập đầy người. Tệ hại hơn, nhà thầu còn đe dọa nếu công nhân không đi làm sẽ bị cắt điện, nước, cắt cơm… 
 
Tuy nhiên, sau khi có sự can thiệp từ các cơ quan chức năng Việt Nam thì tình hình hiện nay đã bình ổn trở lại. Đại sứ Việt Nam tại Algeria, cho biết các LĐ Việt Nam sau thời gian bị bỏ đói hiện đã được cung cấp thực phẩm. Đại sứ quan Việt Nam cũng đã thông báo vụ việc về Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Ngoại giao đồng thời gửi công hàm cho ĐSQ Trung Quốc tại Algeria đề nghị can thiệp để làm rõ sự việc tại Công ty Đông Nhất Giang Tô, yêu cầu chấm dứt ngay hành động đánh đập LĐ Việt Nam. Cũng phải nhìn nhận rõ rằng Đại sứ quán Việt Nam khá khó khăn khi tiếp xúc ngay được với người lao động vì họ thường ở cách nhau khá xa.
 
Về phía Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) sau khi sự việc xảy ra cũng đã tích cực chỉ đạo Công ty cổ phần Simco Sông Đà cử cán bộ sang giải quyết. Ngày 24/9, Công ty Simco Sông Đà đã đưa cán bộ sang làm việc trực tiếp với đối tác và cam kết trong thời gian xác minh vụ việc, sẽ không xảy ra đánh đập từ phía chủ sử dụng LĐ và không bỏ đói người LĐ. Nếu chủ sử dụng cắt cơm, đại diện công ty sẽ đảm bảo cung cấp đủ thức ăn cho LĐ để đảm bảo sức khỏe.
 
Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho biết qua báo cáo của công ty, người lao động Việt Nam hiện không còn tình trạng bị đánh đập và uy hiếp tinh thần nữa. Phía chủ sử dụng lao động cũng đã nhận lỗi hành hung lao động Việt Nam và 2 lao động bị đánh trọng thương là ông Đậu Hoàng Anh (cán bộ Công ty Simco Sông Đà) và Đào Văn Cường đã được điều trị vết thương có thể về nước trong ngày 8/10/2015. Số LĐ còn lại, đại diện của Simco đang đàm phán với nhà thầu đảm bảo chế độ chính sách, đảm bảo an toàn tính mạng, quyền lợi người LĐ.
 
Vụ việc hành hung lao động Việt Nam kể trên tuy không phải là hiện tượng phổ biến ở thị trường lao động Algeria nhưng khi tìm hiểu tại Công ty Simco Sông Đà cho thấy mấy vấn đề nổi cộm cần chú ý như sau: Việc quản lý lao động của Công ty rất yếu kém, ngay cán bộ của Công ty tại đó cũng bị hành hung... 
 
Công ty cũng chưa giải thích rõ với LĐ Việt Nam về việc thực hiện mức khoán. Việc huấn luyện các kỹ năng làm việc, giao tiếp, thương lượng cho cán bộ, người lao động đang có vấn đề. Tại sao Công ty không dự đoán được tình huống chủ sử dụng lao động có thể tự ý thay đổi điều khoản hợp động để đưa ra phương án xử lý, đây là điều rất dễ xảy ra. Ngay trong văn bản báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước ngày 25/9, Công ty Simco vẫn cho rằng chủ sử dụng phái công nhân xuống là để bảo vệ ông Đậu Hoàng Anh (cán bộ của Công ty Simco Sông Đà). Việc LĐ bị đánh là không có, chỉ có 3 LĐ Việt Nam bị thương là do khi ẩu đả mảng kính văng vào.
 
Khi có vụ việc xảy ra, lãnh đạo Công ty đã chưa thật sự tích cực làm tốt công tác nắm bắt tình hình, cách xử lý để yên lòng người lao động cũng như thân nhân người lao động ở Việt Nam. Các thân nhân của LĐ Việt Nam đến gặp, công ty luôn từ chối và bao biện nói rằng không có sự việc trên xảy ra... Quá bức xúc, người nhà các LĐ đã gửi đơn cầu cứu đến cơ quan chức năng đòi đưa LĐ về nước. 
 
Qua đây cho thấy, các đơn vị làm công tác XKLĐ cần phải nâng cao trách nhiệm, cẩn trọng hơn nữa để không xảy ra tình trạng người lao động bị hành hung với bất kỳ lý do gì, trong mọi tình huống, hoàn cảnh, người lao động cần được bảo vệ tuyệt đối về sức khỏe và sinh mạng...
Tin bài liên quan
Loading...