Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10524
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Thị trường lao động Malaysia ổn định, thu hút lao động Việt Nam
Trong tháng 7 và tháng 8, số lao động Việt Nam sang Malaysia làm việc bắt đầu tăng, trung bình đạt gần 2.000 lao động/tháng. Ông Mai Viết Khai, Trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam ở Malaysia khẳng định: Nếu tuyển chọn cẩn thận và quản lý tốt, thị trường lao động Malaysia vẫn là nơi làm việc tốt, nhất là cho lao động khu vực nông thôn Việt Nam.
Sáng chủ nhật 22-8, tôi và ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia, ra bãi cỏ rộng trước Tháp đôi ở Kuala Lumpur để tìm  xem còn lao động tập trung ở đây không. Gần trưa, mới gặp hai lao động, một là Phạm Văn Hóa ở Gia Viễn (Ninh Bình) thuộc Công ty LOD, người còn lại là Nguyễn Hồng Quảng ở Ðịnh Hóa (Thái Nguyên) thuộc Công ty TRAENCO mặc quần áo đẹp và đeo cà-vạt đi chơi, chụp ảnh, vào siêu thị mua sắm hàng. Cả hai làm việc ở Nhà máy dệt Hoa Long, thu nhập mỗi tháng 1.100 RM (100 USD đổi được 380 RM). Ðiều đó chứng tỏ: Thị trường lao động Malaysia đang ổn định, lao động ta có việc làm và thu nhập, cho nên không tụ về Tháp đôi nữa.
 
Lao động ở nhà máy đủ việc làm và thu nhập
 
Chúng tôi đi 350 km về Johor ở phía nam Kuala Lumpur thăm Nhà máy dệt Ramatex, nơi hiện có 280 lao động Việt Nam gồm 240 nữ và 40 nam làm việc, trong tổng số 1.700 công nhân của nhà máy này. Ramatex là tập đoàn dệt may lớn thứ hai ở Malaysia, sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Ngân, cán bộ quản lý lao động của Công ty VINAMOTOR, đơn vị cung ứng lao động vào Ramatex cho biết: Sắp tới, Ramatex tiếp nhận 60 lao động Việt Nam nữa, và sẽ còn nhận thêm nếu cung cấp được lao động khỏe, có nghề, chất lượng lao động được bảo đảm. Bà Chung Hong Huê, Giám đốc phụ trách nhân sự trả lời rất nhanh câu hỏi của tôi về chất lượng lao động Việt Nam ở đây: "Sự chăm chỉ, cần cù và tay nghề khéo thì thật tuyệt vời. Nhưng họ còn yếu về kỹ năng giao tiếp, về tác phong sinh hoạt và một số vấn đề khác".
 
Ramatex là một nhà máy rộng lớn và hiện đại, lao động ta chỉ đứng theo dõi máy vận hành, lâu lâu mới phải căng mặt vải cho phẳng một cách nhẹ nhàng. Các nữ lao động Ðỗ Thị Bích, Ðỗ Thị Liên, Ðỗ Thị Na và Phạm Thị Soi quê ở Hải Dương và Thái Nguyên đang làm việc bên máy đánh bóng mặt vải. Ðỗ Thị Bích cho biết: Ở nhà máy này, ngoài tiền lương cơ bản, mỗi ca làm việc còn được trợ cấp 3 RM (12 nghìn đồng Việt Nam), lao động nào làm đủ ngày công (26 ngày/tháng), được trợ cấp 30 RM. Cho nên, thu nhập của lao động ta ở đây đạt tới 1.100 đến 1.200 RM/tháng. Bích và Na cho biết, mới sang làm việc
 
Được sáu tháng, các bạn đã gửi về nhà 5.000 RM. Vất vả nhất là làm việc ở phân xưởng dệt, tiếng máy chạy ầm ầm, rất lạ là lao động ta được phát phương tiện bảo hộ lao động như nút lỗ tai giảm tiếng ồn, nhưng tôi quan sát không thấy ai dùng, mà để nó trong túi áo làm việc. Hỏi vì sao không dùng nút lỗ tai, lao động ta trả lời rất hồn nhiên: Em không quen.
 
Hôm sau, chúng tôi đến thành phố Puchong gần Kuala Lumpur thăm mười lao động Việt Nam của Công ty Inteserco (Hà Nội) làm việc ở một doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất các loại bàn ghế bằng inox (như kiểu bàn ghế Xuân Hòa của ta). Ông chủ là người Malaysia gốc Hoa, cho biết: Sản phẩm bàn ghế của doanh nghiệp được bán khá chạy trên thị trường, đơn hàng nhiều, việc làm không thiếu. Vì thế, mười lao động Việt Nam và hàng chục lao động Nepal, Ấn Ðộ và Bangladesh ở đây ngoài làm tám tiếng theo hợp đồng, ngày nào cũng làm thêm năm tiếng, thu nhập đạt tới 1.200 RM một tháng. Anh Nguyễn Bá Chinh, năm nay 40 tuổi, đã có vợ và hai con, quê ở xã Hợp Hà (Cam Ðường, Lào Cai) "khoe" với tôi rằng anh đi lao động từ một xã đặc biệt khó khăn, được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho vay 10 triệu đồng. Vào phân xưởng chuyên làm "sạch" sản phẩm, anh Chinh làm việc rất chịu khó và cần mẫn, đến nỗi, như anh nói, chủ không thể chê được. Gặp anh Tống Văn Minh, quê ở Xuân Trường (Nam Ðịnh) đang làm ở phân xưởng mạ, công việc nhẹ nhàng, chỉ đặt sản phẩm vào bể mạ, khi được, cho sản phẩm sang bể ủ rồi đưa sang phân xưởng làm "sạch" sản phẩm. Chúng tôi thấy lao động ta không đeo khẩu trang trong phân xưởng mạ nồng mùi hóa chất. Minh cho biết, anh làm việc ở doanh nghiệp đã tròn 11 tháng, thu nhập khoảng 1.200 RM/tháng. Qua trao đổi ý kiến với anh em lao động ta, chúng tôi thấy có sự hiểu chưa đúng về vấn đề giờ làm thêm. Nếu như chỉ làm theo hợp đồng, thì chỉ hưởng lương cơ bản (18 RM/ngày) còn muốn được thu nhập cao thì trông vào làm thêm giờ. Phần lớn lao động Việt Nam ở Malaysia đều muốn và thích làm thêm giờ. Nếu không có giờ làm thêm, một số nơi lao động đã có phản ứng tiêu cực với chủ nhà máy. Nhưng khi được làm thêm bốn hoặc năm giờ mỗi ngày thì sức ép công việc là khá lớn, đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe và sức bền thì mới làm được liên tục, nhiều ngày.
 
Nâng cao chất lượng của lao động
 
Ông Mai Viết Khai nhấn mạnh, sau những va vấp ban đầu, nhất là khó khăn khách quan như 1.000 lao động nghề xây dựng mất việc phải về nước, chúng ta có được những bài học thiết thực trong việc đưa lao động vào thị trường này. Chúng ta đã kiên quyết đình hẳn việc đưa lao động ngành xây dựng vào Malaysia vì tính bấp bênh và độ rủi ro cao. Nhưng bù lại, lao động làm việc trong nhà máy, công xưởng lại bảo đảm tính ổn định và rất an toàn. Thị trường lao động Malaysia không dễ tính, muốn đưa được lao động vào đây để doanh nghiệp cung ứng lao động và người lao động đều "ăn nên làm ra" thì phải có sự lựa chọn, không thể làm ẩu theo kiểu phong trào.
 
Thứ năm, 19-8, chúng tôi lên xe buýt đường dài đi Penang, cách Kuala Lumpur hơn 500 km về phía bắc, gần biên giới Thái-lan. Pennang là vùng kinh tế công nghiệp rất phát triển của Malaysia, vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam cũng cung ứng được khá nhiều lao động đến các nhà máy ở vùng này. Chúng tôi vào thăm nhà máy điện tử Molex chuyên sản xuất các con "chíp" điện tử, mảng vi mạch và lắp ráp các sản phẩm điện tử như máy tính, xe hơi, máy thu hình... Chúng tôi rất tự hào khi nghe ông Ong Hun Ping, Giám đốc phụ trách nhân sự của Molex đánh giá 24 lao động Việt Nam thuộc Công ty TRAENCO làm việc ở đây rất tốt, khá tay nghề, lại có ý thức giữ gìn kỷ luật và tác phong sinh hoạt. Trong phân xưởng sản xuất và lắp ráp điện tử, lao động ta làm việc trong môi trường và điều kiện tốt. Thiết bị công nghệ mới, sản xuất những sản phẩm điện tử hiện đại, nhất là được rèn giũa về tác phong lao động công nghiệp. Gặp Minh Tú, quê ở Ðông Hưng (Thái Bình), đã làm việc ở Molex được một năm, anh cho biết: Bên cạnh việc làm tám giờ theo hợp đồng, mỗi ngày làm thêm bốn giờ nữa, thu nhập từ 1.000 đến 1.200 RM một tháng. Trần Ðức Hiếu (Thạch Hà, Hà Tĩnh) nói rõ thêm: Phần lớn lao động ta làm việc ở Molex có trình độ văn hóa khá, nói được tiếng Anh, cho nên chủ nhà máy rất thích. Những ngày đầu mới vào làm việc cách đây một năm cũng có trục trặc, thậm chí có lao động còn bị nhà máy kỷ luật, nhưng bây giờ mọi việc đều tốt. Làm nghề này phù hợp, sau này về Việt Nam, chúng em sẽ tìm cách xin việc làm ở một số nhà máy sản xuất, lắp ráp điện tử. Hiếu khoe, đã gửi về nhà cho vợ con  9.000 RM.
 
Ông Ong Hun Ping dẫn chúng tôi đi xem nơi chuẩn bị bữa ăn giữa ca của nhà máy. Một phòng rộng khang trang, bàn ghế đẹp, người lao động mang khay vào tự chọn đồ ăn phù hợp cho mình. Ăn xong, mang khay ra để vào ô khay, đĩa vào ô đĩa, thìa vào ô thìa, rất công nghiệp, đâu ra đấy.
 
Thế nhưng, có một chuyện, không nên coi là nhỏ, nếu như doanh nghiệp XKLÐ ở bên nhà làm công tác thị trường và chuẩn bị lao động kỹ hơn. Số là, đại diện lao động của Công ty SOVILACO ở Kuala Lumpur nhận được lời phàn nàn của chủ nhà máy Genting Sanyen Paper ở Pennang về 12 lao động mà SOVILACO vừa cung ứng cho nhà máy được một tuần. Genting là một tập đoàn kinh tế rất lớn, mà ông chủ của nó, nghe nói là người giàu thứ ba ở Malaysia. Tập đoàn Genting nổi tiếng trong lĩnh vực dịch vụ giải trí, sản xuất dầu cọ và sản xuất công nghiệp. Ðưa được lao động vào Genting là một thắng lợi, có thể còn là niềm tự hào. Genting Sanyen Paper là một nhà máy sản xuất, in mầu các hộp bao bì các-tông từ thùng đựng Coca Cola, thùng đựng máy tính, máy thu hình và hàng chục loại bao bì khác cung cấp cho nhiều doanh nghiệp ở Malaysia. Phương pháp và công nghệ sản xuất khá hiện đại, đã chương trình và tự động hóa sản xuất bằng máy tính. Vì thế, yêu cầu lao động làm việc ở đây phải biết tiếng Anh và kỹ năng vi tính. Nhưng, lao động mà SOVILACO cung cấp, chủ yếu mới học hết lớp 7, cho nên khi vào nhà máy ai cũng ngỡ ngàng. Ðây là lần đầu Genting Sanyen Paper nhận lao động Việt Nam, nếu tốt, nhà máy sẽ nhận thêm nữa. Trong câu chuyện giữa chúng tôi với ông chủ nhà máy Fong Minh Weng, cuối cùng cũng "bật" ra được sự thông cảm. Rất may, trong số 12 lao động vào nhà máy này, có hai lao động là Mão và Bửu, nói được tiếng Anh giao tiếp và có kỹ năng máy tính. Với hai lao động này làm hạt nhân, hy vọng rằng số anh em ta ở Genting sẽ ra sức học nghề, tự rèn luyện để vươn lên đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
 
          
 
Ông Nguyễn Quốc Dũng, Ðại sứ nước ta tại Malaysia, nhấn mạnh: Phải nói rằng, trong một thời gian không dài, các doanh nghiệp XKLÐ Việt Nam đã đưa sang Malaysia gần 80 nghìn lao động làm việc trong nhiều nhà máy, công trường của bạn là một cố gắng rất lớn. Chúng ta đã thích ứng tốt với tình hình, trong đó, quyết định đình chỉ cung ứng lao động xây dựng, đưa hết số lao động xây dựng mất việc làm về nước là một quyết định đúng đắn và hợp lý. Hơn 78 nghìn lao động còn lại chủ yếu làm việc trong nhà máy, công xưởng ổn định, có việc làm và thu nhập, trong khi nền kinh tế Malaysia đang phát triển, năm 2003, GDP đạt 6,5%.
Tin bài liên quan
Loading...