Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10714
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
THÔNG TƯ Hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 11/2015/TT-BTC
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2015                          
 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và

giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

______________________

 

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg ngày 14/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;

Sau khi có ý kiến thống nhất của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tại văn bản số 1103/LHHVN-KHTC ngày 23/12/2014;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn lập dự toán và cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bao gồm: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật ở Trung ương (sau đây gọi là Liên hiệp Hội Việt Nam) và các hội khoa học và kỹ thuật chuyên ngành toàn quốc của Liên hiệp Hội Việt Nam (sau đây gọi là các hội ngành toàn quốc), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Liên hiệp hội địa phương), và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội được tổ chức dưới các hình thức tọa đàm, hội thảo, đề tài, đề án:

a) Tọa đàm tư vấn, phản biện và giám định xã hội là hình thức họp nhóm các chuyên gia để cùng trao đổi về một hoặc một số vấn đề theo đề nghị của các cơ quan của Đảng và Nhà nước hoặc do lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam, Liên hiệp hội địa phương quyết định.

b) Hội thảo tư vấn, phản biện và giám định xã hội là hình thức họp rộng rãi để trao đổi ý kiến nhằm mục đích đưa ra báo cáo tổng hợp kết quả về một hoặc một số vấn đề.

c) Đề tài tư vấn, phản biện và giám định xã hội là hình thức tổ chức nghiên cứu các vấn đề để đưa ra các kết luận, kiến nghị phục vụ cho việc tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Đề tài tư vấn, phản biện và giám định xã hội có thời gian thực hiện không quá 12 tháng. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề tài quyết định gia hạn thời gian thực hiện đề tài, nhưng không quá 6 tháng kể từ thời điểm kết thúc thời gian thực hiện theo hợp đồng đã ký.

d) Đề án tư vấn, phản biện và giám định xã hội là nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội bao gồm nhiều đề tài tư vấn, phản biện và giám định xã hội nhằm nghiên cứu các vấn đề có quy mô lớn, đa ngành, đa lĩnh vực. Đề án tư vấn, phản biện và giám định xã hội có thời gian thực hiện không quá 24 tháng. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án quyết định kéo dài thời gian thực hiện đề án nhưng không quá 12 tháng kể từ thời điểm kết thúc thời gian thực hiện theo hợp đồng đã ký.

2. Báo cáo kết quả nhiệm vụ là kết quả đầu ra của các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội được tổ chức dưới các hình thức hội thảo, đề tài, đề án.

3. Tổ chức chủ trì là các tổ chức có tư cách pháp nhân được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Liên hiệp Hội Việt Nam, Liên hiệp hội địa phương, hội ngành toàn quốc, các tổ chức khoa học và công nghệ.

Điều 3. Nguyên tắc tài chính

- Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là hoạt động mang tính chất xã hội, độc lập khách quan, không vì mục đích lợi nhuận. Việc phê duyệt các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội cần gắn với việc phê duyệt dự toán kinh phí và dự kiến các nguồn kinh phí thực hiện.

- Các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội có sử dụng ngân sách nhà nước phải được xây dựng và thực hiện phù hợp với định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành, chế độ, định mức chi tiêu và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.

Điều 4. Nguồn kinh phí cho các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước thường xuyên hằng năm của Liên hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp hội địa phương theo phân cấp ngân sách.

2. Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ ngân sách nhà nước bố trí hàng năm để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các đề án về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, các chương trình, dự án lớn, công trình quan trọng quốc gia; chương trình, dự án lớn, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các chương trình, dự án lớn, chủ trương quan trọng của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan đến khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức và các nội dung khác.

3. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội do các tổ chức, cá nhân đặt hàng trên cơ sở hợp đồng theo quy định của pháp luật.

4. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Chương II

NỘI DUNG VÀ MỨC CHI HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, PHẢN BIỆN VÀ GIÁM ĐỊNH XÃ HỘI

Điều 5. Chi hoạt động quản lý các đề tài, đề án tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Chi công tác xác định nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội; tuyển chọn, giao trực tiếp cho các tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài, đề án; thẩm định nội dung và tài chính của đề tài, đề án. Nội dung chi bao gồm: chi công lao động khoa học của các chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh giá các hồ sơ đề tài, đề án; chi họp các hội đồng tư vấn; chi phí đi lại, ăn ở của các chuyên gia được mời tham gia công tác tư vấn và các chi phí khác liên quan.

2. Chi công tác kiểm tra, đánh giá giữa kỳ (nếu có), đánh giá nghiệm thu kết quả của đề tài, đề án. Nội dung chi bao gồm: chi công khảo nghiệm kết quả của các đề tài, đề án, chi công lao động của các chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh giá kết quả của các đề tài, đề án; chi các cuộc họp của đoàn kiểm tra, tổ chuyên gia thẩm định, hội đồng đánh giá giữa kỳ, hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu; chi phí đi lại, ăn ở của các chuyên gia ở xa được mời tham gia đánh giá giữa kỳ, đánh giá nghiệm thu.

3. Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động phục vụ công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền đối với đề tài, đề án tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

4. Các mức chi cụ thể vận dụng theo hướng dẫn của liên Bộ Tài chính - Khoa học và Công nghệ về định mức xây dựng, phân bổ dự toán, quản lý sử dụng kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Điều 6. Nội dung và mức chi lập dự toán nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Nội dung chi:

a) Chi công lao động tham gia trực tiếp thực hiện đề tài, đề án, bao gồm:

- Chi công lao động của cán bộ khoa học, nhân viên kỹ thuật trực tiếp tham gia thực hiện các đề tài, đề án, như: nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu các quy trình công nghệ, giải pháp khoa học và công nghệ; nghiên cứu lý thuyết các luận cứ trong khoa học xã hội và nhân văn; thực hiện, theo dõi thí nghiệm, phân tích mẫu; điều tra khảo sát, thiết kế phiếu điều tra, điều tra xã hội học; xử
lý, phân tích số liệu điều tra khảo sát, điều tra xã hội học; viết các phần mềm máy tính; xây dựng bản đồ, sơ đồ; báo cáo khoa học tổng kết đề tài, đề án.

- Chi công lao động khác phục vụ triển khai đề tài, đề án.

b) Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, tạp chí tham khảo, tài liệu kỹ thuật, bí quyết công nghệ, tài liệu chuyên môn, các loại xuất bản phẩm, dụng cụ, bảo hộ lao động phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ.

 

c) Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định:

- Chi mua tài sản thiết yếu phục vụ trực tiếp cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội khi thực hiện đề tài, đề án.

- Chi thuê tài sản trực tiếp tham gia thực hiện đề tài, đề án.

- Chi khấu hao tài sản cố định (nếu có) trong thời gian trực tiếp tham gia thực hiện đề tài, đề án theo mức trích khấu hao quy định.

- Chi sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu của đề tài, đề án.

d) Các khoản chi về: công tác phí trong nước; đoàn vào; hội nghị, hội thảo chung của đề tài, đề án; văn phòng phẩm, in ấn; dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài; quản lý chung của đơn vị chủ trì (bao gồm trả công lao động gián tiếp phục vụ triển khai đề tài, dự án, tiền điện nước, cước phí văn thư, điện thoại văn phòng; tiền sử dụng phương tiện làm việc của cơ quan chủ trì,...); nghiệm thu cấp cơ sở (nghiệm thu nội bộ, bao gồm cả nội dung chi cho chuyên gia phân tích, đánh giá, khảo nghiệm kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ trước khi đánh giá nghiệm thu); các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến đề tài, đề án.

2. Mức chi cụ thể cho từng nội dung của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được thực hiện theo các quy định sau đây:

Đơn vị: 1.000đ

STT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Mức chi tối đa

I

Chi phí cho công tác chuẩn bị

1

Xây dựng đề cương

- Hội thảo

- Đề tài

- Đề án

Đề cương

 

1.000

2.000

5.000

2

Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của các hội thảo/tọa đàm để tìm ra những nội dung cần tư vấn phản biện (tối đa 10 chuyên gia/01 nhiệm vụ)

Chuyên gia

1.000

II

Chi phí thuê khoán chuyên môn cho đề tài

1

- Chuyên đề nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội

Chuyên đề

12.000

2

- Chuyên đề nghiên cứu, phân tích về lĩnh vực khoa học tự nhiên

20.000

III

Báo cáo kết quả nhiệm vụ

1

- Báo cáo tổng hợp kết quả hội thảo

Báo cáo

3.000

2

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài

10.000

3

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề án

30.000

IV

Chi phí các hoạt động chuyên môn khác

1

Hội thảo, tọa đàm

Buổi họp

 

 

 

- Chủ trì

200

 

- Thư ký

100

 

- Báo cáo tham luận

500

 

- Đại biểu được mời tham dự

100

2

Lập mẫu phiếu điều tra

Phiếu mẫu được duyệt

 

 

- Dưới 30 chỉ tiêu

750

 

- Từ 30 - 40 chỉ tiêu

1.000

 

- Trên 40 chỉ tiêu

1.500

3

Cung cấp thông tin (cá nhân)

Phiếu

 

 

- Dưới 30 chỉ tiêu

30

 

- Từ 30 - 40 chỉ tiêu

40

 

- Trên 40 chỉ tiêu

50

4

Cung cấp thông tin (tổ chức)

Phiếu

 

 

- Dưới 30 chỉ tiêu

70

 

- Từ 30 - 40 chỉ tiêu

85

 

- Trên 40 chỉ tiêu

100

5

Tư vấn đánh giá nghiệm thu đề tài/đề án cấp cơ sở (nghiệm thu nội bộ)

 

 

 

a) Nhận xét đánh giá:

Tin bài liên quan