Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10722
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện cóyếu tố nguy hiểm, độc hại
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ Y TẾ
Số: 10/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 1999                          
 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện

vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện cóyếu tố nguy hiểm, độc hại

 

Căn cứ Điều 104 của Bộ Luật Lao động và điều 8 của Nghị định số06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Bộ LuậtLao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Sau khi có ý kiến của Bộ Tàichính tại công văn số 511TC/CSTC ngày 30 tháng 1 năm 1999, của Tổng liên đoànlao động Việt Nam và các Cơ quan có liên quan, Liên Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội - Y Tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với ngườilao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:

Đốitượng được bồi dưỡng bằng hiện vật là người lao động kể cả học sinh, sinh viênthực tập hay học nghề, tập nghề làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổchức sau:

Cácdoanh nghiệp Nhà nước;

Cácdoanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác;

Cáctổ chức cá nhân có sử dụng lao động để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;

Cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khucông nghiệp, khu công nghệ cao;

Cáccơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức Quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao độnglà người Việt Nam;

Cácđơn vị sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sựnghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân, lực lượng quân đội nhândân, công an nhân dân;

Cơquan hành chính, sự nghiệp;

Cáccơ quan tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân;

Ngườinước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên lãnh thổViệt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng Thông tư này, trừ trường hợp điều ước Quốctế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui địnhkhác.

II. ĐIỀU KIỆN VÀ MỨC BỒI DƯỠNG

1. Điều kiện bồi dưỡng hiện vật:

Ngườilao động làm việc thuộc các chức danh nghề công việc độc hại nguy hiểm theodanh mục nghề,công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm Nhà nước ban hành mà có các điều kiện sau đây thì được xétđể hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật:

a)Môi trường có một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệsinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế:

Nhómyếu tố vật lí: Vi khí hậu, ồn, rung, áp suất, điện từ trường, ánh sáng, bức xạion và không ion, laze...;

Nhómcác yếu tố hoá học: Hoá chất độc, hơi độc, khí độc, bụi độc...

b)Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnhcho người.

2. Mức bồi dưỡng:

Bồidưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất và có giá trị bằng tiền tương ứngtheo các mức sau:

Mức1, có giá trị bằng 2000 đồng;

Mức2, có giá trị bằng 3000 đồng;

Mức3, có giá trị bằng 4500 đồng;

Mức4, có giá trị bằng 6000 đồng.     

III.NGUYÊN TẮC:

1.Việc chăm lo sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao độngcho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động, chủ yếu bằng cácbiện pháp kỹ thuật để cải thiện điều kiện lao động, tăng cường các thiết bị antoàn và vệ sinh lao động, nhưng do chưa khắc phục được hết các yếu tố độc hại;Người sử dụng lao động phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao độngđể ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khoẻ cho người lao động.

2.Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca làm việc, đảm bảothuận tiện và vệ sinh; Không được trả bằng tiền; Không được đưa vào đơn giátiền lương.

Trườnghợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trungtại chỗ được như làm việc lưu động, phân tán, ít người,... người sử dụng laođộng phải cấp hiện vật cho nguời lao động để người lao động có trách nhiệm tựbồi dưỡng theo quy định. Trường hợp này, người sử dụng lao động phải thườngxuyên kiểm tra việc thực hiện của người lao động và đăng ký với Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội địa phương.

3.Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại từ 50%thời gian tiêu chuẩn trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồidưỡng, nếu làm dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởngnửa định suất bồi dưỡng

Trongtrường hợp phải làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cũng được tăng lêntương ứng với số giờ làm thêm.

4.Người lao động làm việc trong các ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ ăn địnhlượng ban hành kèm theo quyết định số 611/TTg ngày 24/9/1996 của Thủ tướngChính phủ, sẽ không được hưởng các mức bồi dưỡng theo Thông tư này.

5.Đối với các chức danh nghề, công việc trước đây đã được Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội thỏa thuận theo quy định của Thông tư số 20/TTLB ngày 24/9/1992của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế thì thực hiện chuyểnđổi mức như sau:

Mức1 cũ sang mức 1 mới;

Mức2 cũ sang mức 2 mới;

Mức3, 4 cũ sang mức 3 mới;

Trongkhi thực hiện chuyển đổi từ mức cũ sang mức mới, nếu có trường hợp bất hợp lýthì gửi văn bản đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế xem xét vàthỏa thuận theo quy định tại điểm 2 mục IV.

Mức4 mới chỉ áp dụng đối với các nghề, công việc mà môi trường lao động có các yếutố đặc biệt độc hại, nguy hiểm.

6.Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh... đượchạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông; đối với cơ quan hành chínhsự nghiệp tính vào chi phí thường xuyên; đối với các đối tượng là học sinh,sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề...thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quanđó cấp kinh phí.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Trách nhiệm của người sử lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp dụng:

a)Giáo dục, tuyên truyền mục đích ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, phổbiến nội dung thông tư và quy định của đơn vị về việc thực hiện chế độ này đếnngười lao động.

b)Y tế cơ sở căn cứ vào kết quả đo môi trường lao động hàng năm của các nghề,công việc cụ thể có trách nhiệm giúp người sử dụng lao động quy định cơ cấu hiệnvật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc và tăng cường sức đề kháng củacơ thể như: Đường, sữa, trứng, chè, hoa quả, bánh... ứng với các mức bồi dưỡngquy định tại khoản 2 mục II nói trên.

c)Tổ chức chu đáo việc bồi dưỡng, đảm bảo người lao động được hưởng bồi dưỡng đầyđủ đúng chế độ.

2.Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương:

a)Tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định của Thông tư đến các đơn vị, doanhnghiệp thuộc trách nhiệm quản lý.

b)Căn cứ vào đề nghị của các đơn vị, doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và kết quảđo, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc hàng năm của cơquan y tế, tổng hợp các chức danh nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡnghiện vật gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế để xem xét, quyếtđịnh theo quy định sau:

Biểutổng hợp các chức danh nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiệnvật của ngành, địa phương theo mẫu của Thông tư này.

Kếtquả đo môi trường lao động hàng năm có các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làmviệc của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cáccơ quan đã được Bộ Y tế chấp thuận. Đối với các nghề, công việc trực tiếp tiếpxúc với các nguồn lây nhiễm như quy định tại khoản b, mục 1, phần II thì khôngphải kèm theo kết quả đo môi trường.

3.Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Y tế phối hợp với Liên đoàn Lao độngcác địa phương có trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm tra, thanh tra việcthực hiện Thông tư này đến các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn theo chứcnăng, thẩm quyền.

4.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thaythế Thông tư số 20/TTLB ngày 24/9/1992 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xãhội và Bộ Y tế; các qui định khác trái với quy định của Thông tư này đều bãibỏ.

Trongquá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, nghành, địa phương phảnánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Vụ bảo hộ lao động) và Bộ Y tế (Vụ Y tế dự phòng) để nghiên cứu,giải quyết./.

 

Tin bài liên quan
Loading...